Câu hỏi:
13/12/2020 448Hãy phân tích hành động và lời nói của nhân vật "thầy" để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện “Tam đại con gà”
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Lời nói của nhân vật:
+ Dủ dỉ là con dù dì
+ Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê", mà "kê" nghĩa là "gà", nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
+ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!
⇒ Những lời nói của ông "thầy" càng nói càng bộc lộ rõ cái dốt nát bởi đó là những lời vô nghĩa để ngụy biện nhằm che giấu cái dốt của mình. Nhưng thói đời, cái dốt càng giấu nó lại càng lộ ra, càng cho thấy bản chất của ông "thầy" là một kẻ sĩ diện, không hiểu biết nhưng vẫn tỏ vẻ ta đây, huênh hoang, khoác lác.
- Hành động của nhân vật ông "thầy": bí quá nên nói liều, bảo học sinh đọc nhỏ lại vì sợ người ta nghe thấy; về nhà xin ba đài âm dương ở ban thổ công; hôm sau bảo lũ trẻ đọc cho to.
⇒ Hành động của ông thầy càng làm cho tiếng cười thêm sảng khoái: Ban đầu là thận trọng bảo học sinh đọc nhỏ nhưng cuối cùng, khi được sự "đồng thuận" qua ba lần gieo quẻ âm dương, thầy lấy làm đắc chí lắm tin tưởng tuyệt đối vào thổ công
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Trong truyện “Tam đại con gà”, thầy đồ đã giải quyết tình huống ra sao?
Câu 3:
Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”?
Câu 4:
Trong truyện “Tam đại con gà”, thầy đồ liên tiếp bị đặt vào tình huống nào?
Câu 5:
Tiếng cười trong truyện “Tam đại con gà” được tác giả dân gian xây dựng như thế nào?
về câu hỏi!