Câu hỏi:
13/12/2020 897Nêu những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ trong văn bản “Thái sư Trần Thủ Độ”. Mỗi tình tiết đã bộc lộ một khía cạnh nào về tính cách của ông?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Đối với người hoặc mình, ông không ứng xử theo thói tầm thường, thừa nhận lời nói phải của người hoặc "Đúng như lời người ấy nói" và lấy tiền lụa thưởng cho anh ta. Điều đó cho thấy ông là người nghiêm khắc với bản thân. Việc làm đó là sự khích lệ người cấp dưới trung thực, dũng cảm, dám vạch tội của người khác, dù người đó là bề trên của mình.
- Đối với người lính giữ thềm cấm, ông không bênh vợ bắt tội tên lính mà tìm hiểu rõ sự việc, có thái độ khích lệ biết giữ nghiêm phép nước. Có thể thấy ông là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân.
- Đối với họ hàng cậy xin chức tước, ông dạy cho họ một bài học - Muốn làm chức quan ấy phải chịu bị chặt một ngón chân để phân biệt với các người khác - Ông là người biết giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, dựa dẫm người thân thích.
- Với người trong gia đình, ông là người có thái độ chống lại thói gia đình trị rõ ràng. Khi vua phong chức cho An Quốc - Anh của Trần Thủ Độ - Ông đã thẳng thắn trình bày quan điểm "Nên căn cứ vào phẩm chất, năng lực của mỗi người mà phong chức tước, không nên hậu đãi cả hai anh em, mà làm rối việc triều đình". Rõ ràng ông là người không tư lợi, luôn đặt việc công lên lợi ích gia tộc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận xét khái quát về những phẩm chất tốt đẹp của Trần Thủ Độ qua văn bản “Thái sư Trần Thủ Độ”
Câu 2:
Em có nhận xét gì về nhân cách của Trần Thủ Độ qua văn bản “Thái sư Trần Thủ Độ”?
Câu 4:
Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật của nhà viết sử trong văn bản “Thái sư Trần Thủ Độ”
Câu 5:
Trong câu chuyện thứ ba của văn bản “Thái sư Trần Thủ Độ”, cách xử trí của Trần Thủ Độ có ý nghĩa như thế nào?
về câu hỏi!