Câu hỏi:
11/07/2024 1,310Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
(Theo Trần Quốc Minh, Ngữ Văn 6, tập 2)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Xác định các phép tu từ:
– Nghệ thuật nhân hóa: Những ngôi sao “thức” ngôi sao được nhân hóa như con người, soi sáng trên bầu trời như người mẹ đang thức canh giấc ngủ cho con.
– Nghệ thuật so sánh “chẳng bằng” so sánh hơn kém nhằm nhấn mạnh sự hi sinh, tần tảo vì con của mẹ là vô tận không gì có thể sánh bằng trong cuộc đời. Thiên nhiên vũ trụ bất tận không so sánh nổi tình mẹ, công mẹ bao la.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
(Theo Thời gian là vàng, Phương Liên, Ngữ văn 9, tập 2)
Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2:
Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn trích sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1)
Và:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Dông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hà
Vắt nửa mình sang thu
(Sang Thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 3:
Chọn cách giải thích đúng:
1a. Hậy quả là kết quả sau cùng.
1b. Hậu quả là kết quả xấu.
2a. Đoạt là chiếm được phần thắng.
2b. Đoạn là thu được kết quả tốt.
3a. Tinh tú là phần thuần khiết và quý báu nhất
3b. Tinh tú là sao tên trời (nói khái quát).
4a. Nhược điểm là điểm thiếu sót.
4b. Nhược điểm là điểm yếu.
Lưu ý: Khi làm bài, thí sinh chọn câu đúng và chỉ cần ghi: 1a (hoặc 1b), 2a (hoặc 2b v v…)
về câu hỏi!