Câu hỏi:
12/07/2024 1,824Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn trích sau:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1)
Và:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Dông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hà
Vắt nửa mình sang thu
(Sang Thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
4.1. Giới thiệu chung:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (trích "Truyện Kiều").
- Tác giả Hữu thỉnh và bài thơ "Sang thu".
- Giới thiệu hai đoạn trích: là hai bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động, hấp dẫn.
4.2. Phân tích:
a/ Đoạn trích trong "Cảnh ngày xuân"
- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu của văn bản, nêu lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân, trong buổi lễ thanh minh với màu sắc hài hòa, cảnh đẹp tươi mới.
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích :
* Nội dung:
+ Màu sắc hài hòa: sắc xanh mơn mở, mềm mại, ngọt ngào của cỏ non trải rộng như tấm thảm tới chân trời.
⇒ Thể hiện sức sống mùa xuân.
+ Điểm xuyết trên nền cỏ ấy là một vài bông hoa lê tinh khiết. Từ "trắng điểm" cùng với biện pháp đảo ngữ tạo nên một nhãn tự cho cả bức tranh mùa xuân, tạo điểm nhấn cho bức tranh. Cành lê như đem vào màu trắng bằng bàn tay vô hình của tạo hóa.
* Nghệ thuật:
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật chấm phá, điểm xuyết trong thi pháp cổ gợi vẻ đẹp thanh xuân, tinh trắng của hoa cỏ mùa xuân
+ Vận dụng sáng tạo thơ cổ Trung Quốc: Thơ cổ vẽ mùa xuân có hương vị, màu sắc, đường nét, cả chân trời đều là màu xanh và đường nét thanh lệ của cành lê với vài bông hoa. Với Nguyễn Du, gam màu chủ đạo vẫn là nền xanh tới chân trời, trên nền xanh ấy điểm xuyết vài bông hoa trắng. Câu thơ cổ chỉ nói tới cành lê có vài bông hoa trắng mà không có màu sắc của hoa lê. Chỉ thêm một chữ "trắng", Nguyễn Du đã tạo cho bức tranh mùa xuân một màu sắc khác. Màu trắng làm nổi bật thần sắc của bức tranh.
⇒ Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp, mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết.
b/ Phân tích đoạn trích trong bài "Sang thu":
- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích là hai khổ đầu của bài thơ, nói lên cảm xúc của tác giả khi thu mới chớm với những cảm nhận tinh tế.
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích:
* Khổ đầu tiên là bức tranh không gian làng quê sang thu:
+ Cảm nhận đầu tiên là từ hương vị: hương ổi thoang thoảng thơm trong gió se se lạnh. Thu được cảm nhận từ nơi làng quê, trong cảm nhận của con người sống gắn bó với làng quê.
+ Từ "bỗng" diễn tả trạng thái ngạc nhiên, bất ngờ trước sự đổi thay của thời tiết tác động đến cảm giác của con người.
+ Hương ổi phả vào trong gió làm thức dậy cả không gian, đánh thức giác quan của con người.
+ Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương chậm, nhẹ quẩn, hình như muốn ngừng lại ở nơi ngõ xóm.
⇒ Sử dụng từ ngữ chắt lọc, diễn tả cảm giác tinh tế, những cảm nhận trực tiếp của tác giả trước những biến đổi của không gian thu. Giọng thơ êm nhẹ gợi lên một không gian thu êm ả. Qua đó thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, có thể nắm bắt những biến chuyển tinh vi nhất của thiên nhiên đất trời và của lòng người.
* Khổ 2: Không gian trời đất sang thu:
+ Sông dềnh dàng, lặng lẽ chính là mặt nước của thời tiết sang thu.
+ Chim bay nhanh, vội vã.
+ Hình ảnh đám mây là một sáng tạo độc đáo. Đó là đám mây trong tưởng tượng. Chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi đám mây cũng dềnh dàng, chùng chình, bảng lảng trên tầng không làm cho bức tranh chuyển mùa trở nên sinh động hơn, đẹp hơn.
⇒ Sự đổi thay của đất trời theo tốc độ chuyển động từ hạ sang thu nhẹ nhàng mà rõ rệt. Qua đó cho thấy hồn thơ tác giả giàu cảm xúc, thiết tha với quê hương đất nước.
4.3. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên hai đoạn trích:
- Điểm giống:
+ Là những bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu màu sắc, hình ảnh
+ Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả.
+ Sử dụng từ ngữ chính xác, có giá trị biểu cảm cao.
- Điểm khác:
* Nội dung:
+ "Cảnh ngày xuân" là bức tranh thiên nhiên vào chính giữa mùa xuân, lúc cảnh sắc thiên nhiên đang tươi non, mơn mởn, dạt dào nhựa sống.
+ “Sang thu”: không gian, bức tranh thiên nhiên lúc chớm thu, đòi hỏi tâm hồn nghệ sĩ phải nhạy cảm mới phát hiện được.
* Nghệ thuật:
+ “Cảnh ngày xuân”: thể thơ lục bát, thể thơ của dân tộc.
+ “Sang thu”: thể thơ 5 chữ, sử dụng nhiều từ láy để diễn tả những cảm nhận tinh tế của tác giả.
- Lý giải:
+ Điểm giống: Tâm hồn nghệ sĩ là những người dễ rung cảm trước cái đẹp, nắm bắt tinh tế những biến đổi của đất trời, vạn vật.
+ Điểm khác:
Do phong cách nghệ thuật, nét độc đáo trong ngòi bút mỗi nhà thơ.
Hai nhà thơ thuộc hai giai đoạn khác nhau: Nguyễn Du là nhà thơ trung đại, sáng tác theo thể thơ dân tộc. Hữu Thỉnh là nhà thơ hiện đại, có nhiều đột phá mới ở hình thức của thơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
(Theo Thời gian là vàng, Phương Liên, Ngữ văn 9, tập 2)
Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2:
Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
(Theo Trần Quốc Minh, Ngữ Văn 6, tập 2)
Câu 3:
Chọn cách giải thích đúng:
1a. Hậy quả là kết quả sau cùng.
1b. Hậu quả là kết quả xấu.
2a. Đoạt là chiếm được phần thắng.
2b. Đoạn là thu được kết quả tốt.
3a. Tinh tú là phần thuần khiết và quý báu nhất
3b. Tinh tú là sao tên trời (nói khái quát).
4a. Nhược điểm là điểm thiếu sót.
4b. Nhược điểm là điểm yếu.
Lưu ý: Khi làm bài, thí sinh chọn câu đúng và chỉ cần ghi: 1a (hoặc 1b), 2a (hoặc 2b v v…)
về câu hỏi!