Câu hỏi:
02/11/2019 1,241Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng prôtein và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà mARN của chúng được vận chuyển đến noãn bào có một đột biến X làm cho phôi bị biến dạng và mất khả năng sống sót. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu đột biến là trội, các con ruồi ở đời F1 của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi mẹ kiểu dại sẽ sống sót.
II. Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến X không thể sống sót đến giai đoạn trưởng thành.
III. Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến X mới bị biến dạng.
IV. Nếu đột biến là lặn và tiến hành lai hai cá thể dị hợp tử về đột biến X để thu được F1, sẽ có khoảng 1/6 số cá thể ở F2 đồng hợp tử về gen X.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Với giả thuyết của đề, ta thấy phôi sống hay chết phụ thuộc vào kiểu gen của ruồi mẹ.
(1) Đúng: Đột biến là trội, ruồi mẹ hoang dại kiểu gen là aa, khi đó tất cả các phôi đời sau đều sống kể cả phôi đực hay cái.
(2) Đúng: Đột biến là trội, để tạo được phôi đồng hợp tử AA thì mẹ phải có alen A, khi đó tất cả các phôi đều bị chết.
(3) Sai: Đột biến là lặn, ruồi mẹ dị hợp tử có kiểu gen Aa, khi đó tất cả các phôi đều sống bình thường.
(4) Đúng: Đột biến là lặn, lai Aa × Aa thu được F1 tất cả đều sống. Lúc này ruồi đực F1 là: 1/4AA:2/4Aa:1/4aa, ruồi cái F1 chỉ có 2 kiểu gen sinh sản bình thường là: 1/3AA:2/3Aa (do aa không thể tạo ra phôi sống), khi đó KG aa ở đời F2 = 1/2.1/3 = 1/6.
Chọn A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tồng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26.
II.Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41.
III Mạch 2 của gen có A/X = 2/3
IV.Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7.
Câu 2:
Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là
Câu 3:
Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3.
II. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72.
III. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28.
IV. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X.
Câu 4:
Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN:
(1) Enzym nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp.
(2) Enzym ADN polymeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một khuôn.
(3) Enzym Am polymeraza luôn dịch chuyển theo chiều enzym tháo xoắn.
(4) Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một chạc sao chép, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Câu 5:
Alen A có chiều dài 306nm và có 2338 liên kết hidro bị đột biến thành gen a. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần cho quá trình tái bản của các alen nói trên là 5061 adenin và 7532 guanin
Cho các kết luận sau:
(1) Alen A nhiều hơn alen a 3 liên kết hidro
(2) Alen A có chiều dài lớn hơn alen a
(3) Alen A có G=X=538; A=T=362
(4) Alen a có G=X=540; A=T=360
(5) Đột biến này ít ảnh hưởng tới tính trạng mà gen đó quy định
Câu 6:
Ở một loài sinh vật xét một locut gồm hai alen A và a , trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306 nm và có 2338 liên kết hidro , alen a là sản phẩm đột biến từ alen A . Một tế bào xô ma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061 A và 7532 G
Cho kết luận sau :
1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a
2) Gen A có G = X = 538 ; A= T = 362
3) Gen a có A = T = 360 ; G= X = 540
4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng 1 cặp G- X
Số kết luận đúng là :
Câu 7:
Một gen có 225 ađênin và 525 guanin nhân đôi 3 đợt tạo ra các gen con. Trong tổng số các gen con có chứa 1800 ađênin và 4201 guanin. Dạng đột biến điểm đã xảy ra trong quá trình trên là:
về câu hỏi!