Câu hỏi:

07/08/2021 3,715 Lưu

Cho các ví dụ sau:

(1) Trùng roi sống trong ruột mối.

(2) Vi khuẩn Rhizubium sống trong rễ cây họ đậu.

(3) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ mục

(4) Cây tầm gửi sống trên cây khác

(5) Cá nhỏ xỉa răng cho cá lớn để lấy thức ăn.

(6) Giun sán sống trong ruột người.

Có bao nhiêu ví dụ về quan hệ hỗ trợ:

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án C

Phương pháp giải:

Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã

Hỗ trợ:

Cộng sinh: Sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa các loài sinh vật

Hợp tác: Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật

Hội sinh: Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại

Đối kháng

Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài cạnh tranh giành nơi ở, thức ăn và các điều kiện sống khác. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau

Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu … từ sinh vật đó.

Sinh vật này ăn sinh vật khác:Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật bắt sâu bọ …

Giải chi tiết:

Các mối quan hệ hỗ trợ gồm:

(1), (2) – cộng sinh; (3) – hội sinh; (5) – hợp tác

Các mối quan hệ đối kháng gồm: (4), (6) – Kí sinh.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

Đáp án C

Phương pháp giải:

Lý thuyết: Các nhân tố ảnh hưởng tới quang hợp

Giải chi tiết:

A sai, khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao thì cường độ quang hợp giảm

B sai, cây quang hợp hiệu quả nhất ở vùng ánh sáng xanh tím và hồng đỏ.

C đúng, điểm bù của 1 nhân tố là điểm tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

D sai, điểm bão hòa CO2 là điểm mà từ đó có tăng nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp cũng không tăng.

Câu 2

Lời giải

Đáp án C

Phương pháp giải:

So sánh quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực

Giống nhau:

+ Đều có chung cơ chế nhân đôi ADN

+ Đều theo nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn.

+ Đều cần nguyên liệu là ADN khuôn, các loại enzim sao chép, nucleotit tự do.

+ Đều tổng hợp mạch mới theo chiều 5' - 3' diễn ra theo 1 cơ chế

Khác nhau:

+ Ở sinh vật nhân thực, ADN có kích thước lớn nên sự nhân đôi xảy ra ở nhiều điểm tạo nên nhiều đơn vị nhân đôi (hay còn gọi là đơn vị tái bản) trong khi đó ở sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị nhân đôi.

+ Ở sinh vật nhân thực quá trình nhân đôi do nhiều loại enzim tham gia hơn so với sinh vật nhân sơ.

+ Ở sinh vật nhân thực do ADN có kích thước lớn và có nhiều phân tử ADN nên thời gian nhân đôi kéo dài hơn nhiều lần so với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ.

+ Ở sinh vật nhân sơ quá trình nhân đôi ADN diễn ra liên tục và đồng thời với quá trình phiên mã và dịch mã còn ở sinh vật nhân thực thì chúng không diễn ra đồng thời.

Giải chi tiết:

Đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là: Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 5

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 7

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP