Câu hỏi:
29/03/2022 555Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. Ở một locut gen khác có alen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. Ở một thế hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây sống và cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối với gen quy định màu hoa, không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thuần chủng về cả hai cặp gen trên ở quần thể trước đó (quần thể P) là:
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án D
Giải thích:
Ở một quần thể thực vật ngẫu phối,
a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường.
B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng.
Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau.
F1: 48,96% A-B- : 47,04% A-bb : 4% aa
Do 2 gen phân li độc lập
⇒ Tỉ lệ A-B- : A-bb = tỉ lệ B- : bb
⇒ Vậy B- : bb = 51 : 49
⇒ Tỉ lệ bb = 49%
⇒ Tần số alen b là 0,7 và tần số alen B là 0,3
⇒ Cấu trúc qua các thế hệ là 0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb
Tỉ lệ aa = 4%
⇒ Tần số alen a ở đời P là 0,2
⇒ Tỉ lệ kiểu gen Aa ở P là 0,4
⇒ P: 0,6 AA : 0,4 Aa
Vật P: (0,6 AA : 0,4 Aa) × (0,09 BB : 0,42 Bb : 0,49 bb)
Tỉ lệ cây P thuần chủng về cả 2 cặp gen là 0,6 × (0,09 + 0,49) = 0,348 = 34,8%
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 3:
Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14(lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14(lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 7:
Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G, H, I được mô tả bằng sơ đồ hình bên. Cho biết loài A và G là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 8 chuỗi thức ăn khác nhau.
II. Loài B tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn so với loài F.
III. Loài E thuộc 3 bậc dinh dưỡng khác nhau.
IV. Lượng chất độc mà loài F tích lũy được cao hơn loài C.
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
30 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
về câu hỏi!