Câu hỏi:
30/03/2022 4,060Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển?
(1) Đề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
(2) Năm em học sinh lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “Hội khoẻ Phù Đổng”.
(3) Dù ai nói ngả nói nghiêng
Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Ca dao)
(4) Buồn trông nội cỏ dàu dàu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Từ “chân” trong câu số (1) được dùng với nghĩa gốc chỉ một bộ phận dưới cùng trên cơ thể người hoặc động vật dùng để đi, đứng, chạy, nhảy,…
- Từ “chân” trong câu số (2) được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, chỉ việc một ai đó giữ một vị trí trong một tổ chức, hội nhóm nào đó.
- Từ “chân” trong câu số (3) được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, dựa trên điểm chung của chân người, động vật với chân kiềng đó là đều là phần tiếp giáp cuối cùng với mặt đất, có thể giữ cho phần phía trên được thăng bằng.
- Từ “chân” trong câu số (4) được dùng với nghĩa chuyển, chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ dựa trên điểm chung của chân người, động vật với chân mây đều là phần tiếp giáp cuối cùng với mặt đất.
Đáp án cần chọn là: B
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ “tay” được dùng với nghĩa chuyển?
(1) Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.
(Ca dao)
(2) Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
(Truyện Kiều)
(3) Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
(Ca dao)
(4) “Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 2:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Câu 3:
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Câu 4:
“Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời.”
(Tố Hữu)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
Câu 5:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào từ xanh được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ?
Câu 6:
(1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
về câu hỏi!