Câu hỏi:
30/03/2022 630Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nồi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)
Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng thao tác bình luận.
Đáp án cần chọn là: A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé nhỏ luôn mong muốn tìm kiếm được cho mình một cuộc sống vẹn toàn. Một hôm, cô cầu xin Thượng Đế ban cho cô mọi thứ cô ao ước.
Thế là Thượng Đế xuất hiện và bảo với cô bé rằng: "Con hãy đi theo con đường lộng gió phía trước, ở đó có hàng trăm triệu hòn đá nhỏ. Ta cho con kỳ hạn là 365 ngày để nhặt một hòn đá lớn nhất mà con có thể tìm thấy. Hòn đá càng to thì ta càng ban cho con nhiều hơn. Điều kiện đặt ra là khi con đi qua rồi thì không được quyền quay lại. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi con chọn hòn đá cho mình".
(2) Cô bé cảm thấy thât sung sướng và bắt đầu bước vào hành trình của mình trên con đường lộng gió để tìm kiếm "hạnh phúc lớn nhất" cho cuộc đời cô. Tuy nhiên, mỗi khi bắt gặp một hòn đá to dọc lối đi, cô lại do dự và tự nhủ với lòng mình "chắc hòn đá kế tiếp sẽ to hơn nhiều". Nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều tháng trôi qua rồi cô cũng đi gần hết con đường và chợt nhận ra rằng cô đang không còn đủ thời gian và cơ hội để chọn những hòn đá to. Vì vậy cô đành phải nhặt vội vàng một hòn đá nhỏ ven đường.
(3) P/s: Cuộc sống cũng y như vậy. Chúng ta luôn tìm kiếm một người bạn đời hoàn hảo, một công việc hoàn hảo, một căn nhà hoàn hảo, một chiếc xe hoàn hảo...và không bao giờ nhận ra được rằng ta đang bỏ phí biết bao thời gian và cơ hội.
(Nguồn:https://trithucvn.net)
Đoạn trích (3) sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?
Câu 2:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Chó đã không được chọn lựa làm thực phẩm, hiển nhiên có lý do của nó, không chỉ vì nó có khoái khẩu và bổ dưỡng hay không. Loài người thuần hoá ngựa để cưỡi, trâu để kéo cày, mèo để bắt chuột và chó để trông nhà, và quan trọng hơn để là bạn với con người, đặc biệt là làm bạn với trẻ con.
(2) Tôi, thằng Hải cò và con Tí sún không thể nói với Hoàng tử bé "Thịt của bạn ngon lắm". Mọi đứa trẻ khác cũng không thể nói với mọi con chó khác những lời như thế. Ðơn giản, trẻ con không bao giờ nhìn chó như nhìn một món ăn, dù gươm kề cổ.
(3) Còn tại sao chó trở thành bạn của con người thì có lẽ tôi không cần phải giải thích. Tôi tin bất cứ ai đọc cuốn sách này cũng từng có một con chó là bạn. Với một đứa trẻ, thèm ăn thịt một con chó cũng chẳng khác nào thèm ăn thịt một đứa bạn thân của mình. Ðiều đó đáng kinh sợ, vì đứa trẻ khi đó sẽ giống như những con yêu tinh ăn thịt người trong các câu chuyện cổ.
Trích Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ– Nguyễn Nhật Ánh
Đoạn trích (3) sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?
Câu 3:
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Học sinh Hàn Quốc, khi chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12 (vào ngày 8/5 hàng năm), thực hiện nghi thức lễ tạ ơn người đã sinh ra mình, nuôi nấng mình đủ lông đủ cánh. Họ mời mẹ (nếu còn đủ cả cha lẫn mẹ) hay mời cha (nếu cha đơn thân) đến trường, ngồi trên ghế cao. Những đứa con quỳ xuống, nâng niu bàn chân gầy guộc của cha mẹ mình, từng tí từng tí một, kỳ cọ, rửa thật sạch. Sau đó quỳ lạy và nói: “Con cám ơn cha mẹ đã sinh con ra trên cõi đời này, đã cho con hình hài này, trí tuệ này. Con nguyện không bao giờ quên ơn cha mẹ. Con thể sẽ trở thành 1 người công dân có ích cho xã hội như mong ước của cha mẹ khi sinh con ra đời. Con cám ơn cha mẹ”.
(2) Và đôi chân lam lũ kiếm ăn để nuôi con của những ông cha bà mẹ đã sạch. Có nụ cười. Có nước mắt. Khi nhìn xuống đứa con của mình, giờ đây đã là những người trưởng thành. Các cô cậu ấy phải quỳ xuống vì đã cao to hơn cha mẹ. Với ý nghĩa là, dù sau này làm gì đi nữa, cũng từng là 1 đứa trẻ bé bỏng.
Theo https://www.tonybuoisangonline.com/giao-duc-han-quoc.html
Đoạn trích (2) sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?
Câu 4:
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”
Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.
Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu?
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tổng hợp các đề đọc hiểu (P1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề luyện thi ngôn ngữ có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!