Câu hỏi:
30/03/2022 334Đa dạng về hệ sinh thái là cơ sở cho sự đa dạng loài động/thực vật, vi sinh vật. Việt Nam nằm trong khu vực Indo - Burma, là 1 trong 25 điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới. Một thống kê chưa đầy đủ vào năm 2011 cho thấy, Việt Nam là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 loài chim, 167 loài ếch nhái, 317 loài bò sát, trên 7.700 loài côn trùng, và nhiều loài động vật không xương sống khác). Số lượng loài sinh vật biển được biết là hơn 11.000 loài (6.300 loài động vật đáy, 2.500 loài cá biển, 653 loài rong biển, 657 loài động vật nổi, 537 loài thực vật nổi, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 5 loài rùa biển).
(Nguồn: https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3184/da-dang-sinh-hoc-o-viet-nam--thuc-trang-va-thach-thuc-bao-ton.aspx)
Đa dạng sinh học của Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới và thuộc khu vực sinh thái nào?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Việt Nam nằm trong khu vực Indo - Burma, là 1 trong 25 điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều.
(Nguồn: https://lienhiephoi.quangngai.gov.vn/mnews.aspx?id=1161)
Bảng số liệu: Lưu vực sông Hồng – Trạm Sơn Tây
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Lượng mưa (mm) | 19,5 | 25,6 | 34,5 | 104,2 | 222,0 | 262,8 | 315,7 | 335,2 | 271,9 | 170,1 | 59,9 | 17,8 |
Lưu lượng (m3/s) | 1318 | 1100 | 914 | 1071 | 1893 | 4692 | 7986 | 9246 | 6690 | 4122 | 2813 | 1746 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tại sao sông Hồng có tổng lượng nước lớn, tới 83,5 tỷ m³ nước?
Câu 2:
Thời kì từ ngày 21-31/01: Không khí lạnh (KKL) tiếp tục suy yếu và biến tính dần, do vậy trong ngày 21-24/01 các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời nhiều mây và có sương mù vào đêm và sáng, nhiệt độ có xu hướng gia tăng. Khoảng ngày 25-26/01 áp cao lạnh lục địa tăng cường yếu nên các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có mưa rào rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ. Sau đó, khoảng ngày 28/01 KKL tiếp tục được tăng cường với cường độ mạnh hơn, từ ngày 29/01 Bắc Bộ có khả năng chuyển rét đậm, vùng núi có nơi rét hại trong những ngày cuối tháng 01 và đầu tháng 02/2021.
(Nguồn: https://nchmf.gov.vn/Kttvsite/vi-VN/1/nhan-dinh-xu-the-thoi-tiet-tu-ngay-21-thang-01-den-ngay-20-thang-02-nam-2021-cac-khu-vuc-tren-pham-vi-ca-nuoc-post19241.html)
Áp cao lạnh lục địa được nhắc đến trong đoạn thông tin trên, chỉ loại áp cao nào dưới đây?
Câu 3:
Gió mùa mùa đông tăng cường ảnh hưởng như thế nào tới thời tiết, khí hậu nước ta đầu năm 2021?
Câu 4:
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, từ giữa tháng 9 đến trung tuần tháng 11 năm 2020, miền Trung liên tiếp xảy ra thiên tai có tính dị thường, 9 cơn bão và 02 áp thấp, trong đó có cơn bão số 9 (26 – 28/10/2020) là một trong 2 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua vào khu vực này. Do tính chất phức tạp, khốc liệt của thiên tai, thời tiết khó lường, đặc biệt là mưa lũ với cường độ rất lớn, tập trung kéo dài nhiều ngày, vượt quá mức dự báo, cảnh báo nên đã gây thiệt hại nặng nề. Cụ thể, đã có 249 người chết, mất tích. Riêng bão đã làm 25 người, lũ là 78 người, sạt lở đất là 112 và thiên tai khác là 34 người chết và mất tích,... Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 30.000 tỷ đồng.
(Nguồn: http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/Thiet-hai-30000-ty-dong-do-thien-tai-di-thuong-o-mien-Trung/415798.vgp)
Tại sao bão thường xảy ra vào các tháng cuối năm ở miền Trung?
Câu 5:
Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn (Trung Quốc), ở độ cao 1776m, chảy vào Việt Nam từ tỉnh Lào Cai, chảy qua Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc về đến thủ đô Hà Nội, rồi qua các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, đến Thái Bình đổ ra Biển Đông. Sông Hồng dài 1.150 km thì có đến 800 km chảy trên cao nguyên và núi dốc nên vào mùa mưa dòng sông khá hung dữ, nhưng khi chảy xuống vùng đồng bằng, độ cao chỉ còn khoảng 3 mét so với mực nước biển, dòng sông có phần hiền hoà hơn. Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên một vùng châu thổ rộng lớn đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi, trong đó có vùng đất thủ đô Hà Nội.
(Nguồn: https://vovworld.vn)
Người ta đặt tên là sông Hồng, vì:
Câu 6:
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện nay, cụ thể:
Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao động). Năm 2017, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng (21,8%), Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (21,6%), các vùng còn lại chiếm 17,2%.
Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.
Ba là,còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Đặc điểm dân số Việt Nam hiện nay là
Câu 7:
Khu vực nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc?
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tổng hợp các đề đọc hiểu (P1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Đề luyện thi ngôn ngữ có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!