ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực địa lý - Bài tập phân tích số liệu địa lí
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tổng hợp các đề đọc hiểu (P1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề luyện thi ngôn ngữ có đáp án (Đề 1)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 5:
Trong xu thế mở cửa, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ buôn bán với thế giới, vị thế của giao thông đường biển sẽ càng được nâng cao. Với đường bờ biển kéo dài 3.200 km2, ven biển có nhiều vũng vịnh cửa sông, vị trí nằm trên ngã tư đường hàng hải quốc tế, Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển giao thông vận tải đường biển. Vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam, chiếm trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước, tốc độ gia tăng sản lượng bình quân 15%/năm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có tổng số bến cảng được công bố là 272 bến cảng với khoảng 92,2km chiều dài cầu cảng, tổng công suất trên 550 triệu tấn/năm. So với năm 2000 - năm đầu tiên thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, hệ thống cảng biển đã tăng 4,4 lần chiều dài bến cảng. Cả nước hình thành 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miền Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong các trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (khu vực Cái Mép - Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa. Hệ thống cảng biển đang được cải tạo và hiện đại hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu luân chuyển hàng hóa, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
(Nguồn: http://mt.gov.vn/và SGK Địa lí 12 trang 168)
Cảng biển nào sau đây không phải là cảng biển quốc tế của nước ta?
Câu 12:
Biện pháp quan trọng nhất để tăng năng suất sản lượng thủy sản đánh bắt ở nước ta hiện nay là:
Câu 13:
Đâu không phải là vai trò của việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở nước ta trong tình hình hiện nay?
Câu 17:
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống. Người Kinh chiếm 85,4% dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người; 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6% dân số cả nước (số liệu năm 2015). Nhóm 5 dân tộc thiểu số có quy mô dân số lớn nhất lần lượt là Tày, Thái, Mường, Khơme, Hoa.
Giữa các DTTS cũng có rất nhiều khác biệt. Trong số đó, người Hoa (dân tộc Hán) có nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng với văn hóa Việt Nam, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, người Hoa thường không được ghi nhận là một “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam. Ngôn ngữ của các dân tộc Việt Nam được chia làm 8 nhóm: Việt – Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Ka đai, Nam đào, Hán và Tạng; 96% các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ.
Đồng bào các DTTS phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Hoạt động kinh tế truyền thống của các DTTS là sản xuất lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và làm nghề thủ công.
Các DTTS sinh sống ở khu vực thành thị thường sung túc hơn các DTTS sống ở khu vực nông thôn. Nhiều làng, xã có tới 3-4 DTTS khác nhau cùng sinh sống. Vị trí địa lý ở vùng sâu vùng xa kết hợp địa hình giao thông đi lại khó khăn tạo nên những rào cản trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng, giao lưu kinh tế và các dịch vụ công như y tế, giáo dục. Phần lớn đồng bào các DTTS có trình độ dân trí còn thấp, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như: tỉ lệ người biết chữ, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ lệ gia tăng dân số còn cao.
(Nguồn: https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/, “Dân tộc thiểu số ở ViệtNam”)
Chiếm số dân đông nhất trong số 53 dân tộc thiểu số ở nước ta là
Câu 20:
Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3.2020, đặc biệt là thời kỳ từ 11-15.3.2020. Đợt hạn hán và xâm nhập mặn này có khả năng gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đồng bằng sông Cửu Long đã nâng mức cảnh báo lên cấp độ 2 về rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn. Trong đó, 5 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt hạn mặn này là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau.
Hiện tượng xâm nhập mặn và hạn hán ngày càng khốc liệt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố:
- Dòng chảy thượng nguồn giảm: biến đổi khí hậu khiến thời tiết thay đổi thất thường, năm nay mưa khu vực đầu nguồn dứt sớm nên lưu lượng nước trên lưu vực sông Mê Công thấp, do vậy lượng nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm, thậm chí thấp hơn cả năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục).
- Chế độ thủy triều ở Đồng bằng sông Cửu Long: địa hình thấp với vị trí ba mặt giáp biển, Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của thủy triều từ cả biển Đông và biển Tây. Trong mùa cạn, khi lưu lượng nước ở thượng lưu đổ về giảm, thủy triều ảnh hưởng mạnh lên thượng lưu và hệ thống kênh rạch nội đồng, dẫn theo nước mặn xâm nhập sâu cả trên sông và nội đồng.
- Mưa và bốc hơi nội đồng: ở Đồng bằng sông Cửu Long mùa cạn trùng với mùa khô, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu đặc trưng là khô, nóng và rất ít mưa. Lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 5 - 10 % gây nên hạn hán nghiệm trọng. Lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô cao hơn so với các tháng mùa mưa làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, tạo điều kiện thuận lợi để mặn xâm nhập vào trong nội đồng.
- Khai thác, sử dụng nước: hoạt động khai thác, sử dụng nước cho các nhu cầu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy... sẽ làm giảm lượng nước ngọt trên các nhánh sông trong khi nguồn nước ngầm rất hạn chế, do đó tạo điều kiện cho mặn xâm nhập sâu hơn.
(Nguồn: Bộ khoa học và công nghệ - Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia:“Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long : nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó”; http://baotainguyenmoitruong.vn)
Dựa vào thông tin đã cho, 5 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt hạn mặn năm nay là
Câu 23:
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế biển đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, mức đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước đã giảm từ 48% năm 2005 (Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020), xuống còn 40,73% năm 2010 và 32,55% năm 2015 (Báo cáo cung cấp số liệu của Tổng cục Thống kê phục vụ tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam). Năm 2017, mức đóng góp này ước đạt 30,19%, trong đó GRDP của 144 huyện, thị ven biển chiếm 24,68%; GDP của kinh tế biển chiếm 5,51%.
Cùng với những đóng góp to lớn cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, biển Việt Nam đã và đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, trong những năm vừa qua các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt rất phổ biến và đang ở mức độ báo động cao đó là:
- Gia tăng các nguồn ô nhiễm biển: tình trạng xả thải các chất thải công nghiệp và đô thị chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, 80% lượng rác thải ra biển xuất phát từ các hoạt động trên đất liền. Ngoài ra, các sự cố môi trường do tràn dầu, hóa chất, rò rỉ nhiên liệu của các tàu thuyền, xói lở bờ biển… ngày càng gia tăng cũng gây ô nhiễm biển nghiêm trọng (hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều đen…).
- Khai thác biển thiếu bền vững, gia tăng tốc độ suy giảm đa dạng sinh học: tài nguyên biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững; nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn ngày càng gia tăng ở nhiều nơi.
- Khai thác và đánh bắt cá quá mức: Kết quả nghiên cứu của FAO và một số tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu: Các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao,... đã và đang có dấu hiệu trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây và nguyên nhân chính là do tác động của biến đổi khí hậu.
(Nguồn: https://isponre.gov.vn/,“Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam - thực trạng và khuyến nghị”)
Theo bài đọc trên, mức đóng góp của kinh tế biển và ven biển vào GDP cả nước trong giai đoạn 2005 – 2017 có sự thay đổi theo hướng:
Câu 26:
Khu kinh tế ven biển là loại hình khu kinh tế mở tổng hợp ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận, được thành lập, phát triển theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng các khu kinh tế ven biển, xem đây là mô hình phát triển mới, nhằm hình thành các khu kinh tế động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và vùng, nhất là các vùng nghèo ven biển; tạo tiền đề huy động, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, tìm kiếm, áp dụng những thể chế, chính sách kinh tế mới để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh.
Qua 10 năm thực hiện đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, năm 2018 cả nước đã có 18 khu kinh tế ven biển, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, như: công tác quy hoạch thiếu tính tổng thể; đầu tư còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, triển khai thực hiện chậm, còn nhiều dự án treo, thiếu tính khả thi; việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - kinh tế thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; hiệu quả của các khu kinh tế ven biển chưa đồng đều, thậm chí có khu vực còn thấp, mang tính cục bộ, thiếu sự liên kết vùng, v.v.
Ngày 22-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã đưa ra “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, định hướng tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình khu kinh tế ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh; đảm bảo các khu kinh tế ven biển phải đóng vai trò chủ đạo trong phát triển vùng và gắn kết liên vùng. Mục tiêu đến năm 2020, các khu kinh tế ven biển đóng góp 15% - 20% tổng GDP của cả nước, tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 - 1,5 triệu người, đảm bảo đến năm 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65% - 70% GDP cả nước.
(Nguồn: http://tapchiqptd.vn/, “Vài nét về khu kinh tế ven biển Việt Nam”)
Hiện nay, nước ta đã thành lập được bao nhiêu khu kinh tế ven biển?
Câu 28:
Theo em, về mặt xã hội việc phát triển các khu kinh tế ven biển sẽ có vai trò chủ yếu nào sau đây?
Câu 30:
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, nhóm sản phẩm nào dưới đây được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhiều nhất ở nước ta?
Câu 33:
Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay không bao gồm?
303 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%