(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 10)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
“Ba năm trôi qua. Một hôm trời mưa, chồng rỗi việc ở nhà, vợ ngồi vá áo. Chồng thấy đàn gà thi nhau mổ thóc ở thúng, sẵn có thỏi vàng của vợ trong thúng khâu, hắn không biết là vật gì liền cầm lấy ném đàn gà. Chằng may ném mạnh quá thỏi vàng văng luôn xuống sông. Thấy vậy, vợ trách chồng:
- Kìa, người sao mà ngu đần thế! Anh có biết anh vừa ném cái gì không?
Chồng đáp gọn lỏn:
- Chả biết.
- Đấy là vàng quý nhất ở trên thế gian đấy.
- Thứ ấy thì thiếu gì. Những lúc bắt cá ở một vũng kia tôi vẫn nhặt được luôn nhưng không biết dùng làm gì nên lại vứt bỏ.”
(Truyện cổ tích Việt Nam, Đồng tiền Vạn Lịch)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Những năm trước 60, cái dốc ngã sáu Hàng Kèn ban đêm thanh vắng lắm. Những cây sấu, cây sữa cũng chưa như mấy năm sau phải một trận bom Mỹ đánh sập hai ngôi nhà và mấy gốc cổ thụ. Bờ hè dưới hai hàng cây hiu hắt khơi lại cảnh xưa cũ, còn cái bờ tường đắp dòng chữ xi măng nổi Phúc Đình cha, tên hiệu thuốc sốt rét nổi tiếng một thời. Nhớ Cây Thị Hàng Kèn đầu Lê Lợi, cuối Hàng Giò nhiều hơn tên phố mới, đối với chúng tôi. Mấy hàng phở gánh và quán cóc. Nơi ăn đường ăn chợ này không chè chén xô bồ như trên ngõ Sầm Công, chim quay Tiểu Lạc Viên, cà phê phin Ca, cà phê đá Lý Hảo… Cũng không ví được với cơm tám Tân Việt, Việt Hương quanh chợ Hôm gần đấy.”
(Tô Hoài, Cát bụi chân ái)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Quậy nhất đám là mấy tay Thúc Tể, Trọng Quy, Bùi Tuân thì chất phác, Yến Lan hiền lành e ngại, Chế Lan Viên như cô nữ sinh thẹn thò nhưng đôi mắt có nhiều ánh lửa vàng tinh tế. Hình như anh Trí đặc biệt mến Hoan hơn cả. Còn Hoàng Tùng Ngân, tôi gọi là trầm ngâm vì ít nói mà Mẹ tôi khen có cái miệng sang tướng. Hoàng Diệp thì có dáng dấp thi sĩ đa tình. Tôn Thất Vỹ khắc khổ như một nhà tu. Còn anh Mĩ (hay Thống gì đó) một người bạn đến sau, hơi ngỡ ngàng một chút, thỉnh thoảng đưa bài thơ cho anh Trí phê phán mà vẻ áy náy bồn chồn khiến Anh bật cười nói đùa: “Nghe nói Anh có bài thơ tuyệt vời lắm, còn làm bài khác làm chi nữa. Sao không mang xuống cho anh em xem với.”
(Nguyễn Bá Tín, Hàn Mặc Tử anh tôi)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Một gánh kiền khôn quẩy tếch ngàn,
Hỏi chi bán đó, dạ rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,
Thử xem sắt đá có bền gan.
Nghĩ mình lem luốc toan nghề khác,
Nhưng sợ trời kia lắm kẻ hàn.”
(Trần Khánh Dư, Bán than)
Đoạn văn 5
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Loan lại tìm đến phố Dũng ở. Vì hôm đó trời nắng ráo, nên hai dãy nhà trông bớt vẻ tồi tàn. Loan tò mò nhìn vào trong mấy gian nhà tối trăm, lạnh lẽo. Thấy từng gia đình lúc nhúc trong bóng tối, trong khi ở ngoài trời nắng mới, ánh sáng rực rỡ phất phới trên lá cây. Loan bùi ngùi liên tưởng đến những người tự dấn thân vào một cuộc đời ảm đạm, đi bên cạnh những sự vui sướng trời đã dành riêng cho mà vô tình không biết. Rồi Loan nghĩ đến chính thân mình: đời nàng xoay về ngả nào chỉ lát nữa nàng sẽ rõ; nàng đương ở một ngã ba, hiện giờ còn lưỡng lự chưa biết bước theo con đường nào. Hai cảnh đời vẽ ra trước mắt nàng, một cảnh đời nàng thấy lộng lẫy, nhưng chất đầy những sự nguy hiểm, nàng còn sợ chưa dám cả gan bước vào, và một cảnh đời bằng phẳng đầy những sự tầm thường nhỏ mọn mà có lẽ là cảnh đời của nàng về sau đây.”
(Nhất Linh, Đoạn tuyệt)
Đoạn văn 6
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ nom rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ sẽ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao. Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thi đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng”
(Jean – Louis Fournier, Ba ơi mình đi đâu?)
Đoạn văn 7
“Lá rơi từng chiếc bên sông,
Dặm dài gió cuốn tiếng ______ chiều buông.
Bóng trăng nhạt nhòa in suông,
Khói mờ biên ải, chập chùng núi ______.
Ngựa phi mòn lối đường xa,
Người đi biệt bóng, quê nhà nhớ mong.
Trống trường vang vọng từng hồi,
Dưới cầu nước chảy, mộng người chưa tan.”
(Nguyễn Du, Độc Tiểu Thanh Ký)
Đoạn văn 8
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem.”
(Nguyễn Trãi, Ba tiêu (Cây chuối))
Đoạn văn 9
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Kể từ bây giờ
Đừng vì người khác bảo hay,
Đừng vì bạn bè mình nhiều người làm mà làm theo,
Đừng sống như một con cá tuế, di chuyển theo bầy đàn từ bên này sang bên kia.
Hãy xây dựng ý kiến chủ quan của mình
Và trở thành người sáng tạo, tạo nên xu hướng mới.
Hãy phá vỡ những hình mẫu quen thuộc cứng nhắc đi.”
(Hae Min, Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã)
Đoạn văn 10
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Cây tre trong sân vườn của ông Ba thật xanh mướt, rì rào theo gió. Mỗi khi nhìn thấy cây tre, ông lại nhớ về những ngày tháng thơ ấu. Mới đây, ông đã dùng một cây gậy để chống đỡ khi đi lại vì sức khỏe không còn như trước.”
Đoạn văn 11
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:
- Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói...”
(Nam Cao, Lão Hạc)
Đoạn văn 12
Dựa vào đoạn trích sau:
“Cả làng đều nói về chuyện của cô Thảo, người nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng, nhưng đã gần ba mươi vẫn chưa chịu lấy chồng. Nhiều người hỏi, cô chỉ cười: “Tôi chưa tìm được người vừa ý, vội vàng làm gì.” Năm trước, ông bà Tâm mối cho cô anh Hải, một kỹ sư trẻ tuổi, hiền lành, công việc ổn định, nhưng cô chê: “Trông hiền quá, không hợp.” Năm sau, đến lượt anh Hùng, một người chủ trại gỗ giàu có, gia đình gia giáo, cô lại lắc đầu: “Anh ấy hơi thấp, tôi không thích.” Hết lần này đến lần khác, cô Thảo đều từ chối với lý do chưa phù hợp. Người trong làng thì thầm: “Già kén kẹn hom, cứ mãi chọn thế rồi lỡ mất tuổi xuân thì khổ.”
Câu 20:
Câu sau có lỗi sai gì về ngữ pháp?
“Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng kết quả không như mong đợi.”
Câu sau có lỗi sai gì về ngữ pháp?
“Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng kết quả không như mong đợi.”
Câu 30:
School children in the same grade in Vietnamese schools are usually the same old as their classmate.
School children in the same grade in Vietnamese schools are usually the same old as their classmate.
Đoạn văn 13
Để đối phó với căng thẳng quá mức, nhiều người thường tìm cách tự xoa dịu bản thân bằng đa dạng các cách thức, từ ăn uống, ngủ nghỉ, uống rượu hoặc mua sắm.
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính cảnh báo rằng việc mua sắm quá đà sẽ không giúp ích gì về lâu dài. Họ gọi hành vi này là “chi tiêu khi tuyệt vọng” (doom spending) và xuất hiện khi con người cảm thấy cần được xoa dịu nhờ mua sắm.
Theo khảo sát từ công ty tài chính cá nhân của Mỹ Credit Karma vào tháng 10, hơn 1/4 số người Mỹ thừa nhận đã “chi tiêu khi tuyệt vọng” do lo ngại về lạm phát, chi phí sinh hoạt, tình hình quốc tế và bầu cử. 37% gen Z và 39% thế hệ Millennials cho biết họ đã rơi vào tình trạng này.
Điều này đặc biệt đáng lo ngại, bởi theo báo cáo năm nay của công ty dịch vụ tài chính tiêu dùng Bankrate, 1/3 người Mỹ không có khoản tiết kiệm ngắn hạn. 38% gen Z và Millennials tin rằng việc xây dựng tài sản tài chính ngày nay khó khăn hơn so với thời cha mẹ họ do tình hình kinh tế.
(Theo Hà Đào - Báo Tuổi Trẻ, Chi tiêu 'khi tuyệt vọng' coi chừng dẫn đến... 'tuyệt vọng')
Đoạn văn 14
Giáo sư Sit ma lại cười. Tôi đứng lại nhìn bóng ông ta lầm lủi đi vào trong vườn cây. Rất logic. Rất logic, nhưng sao tiếng cười của ông ta lại không logic. Tôi không biết. Ở trái đất, chúng tôi không bao giờ chế tạo người máy có hình dáng của con người. Đó là một sử sự khôn ngoan, rất văn hóa, rất thâm sâu.
Dù rổi rảnh, nhưng tôi không muốn về nhà. Tôi nhớ con tàu màu da cam của mình. Tôi muốn đến chỗ kỹ sư Quang.
Xưởng chế tạo không có người nào. Chiếc tàu màu da cam thân yêu vẫn sừng sửng ở một góc. Ô cửa kia là nơi tôi ngồi hàng giờ với cái máy đo phóng xạ tự tạo của mình. Ô cửa kia là của Triều My... Giá như tôi vào được trong con tàu và lại ngồi vào chỗ của mình. Nổi ao ước đó càng lớn mạnh khi tôi đến gần con tàu và càng thức giục mạnh mẽ khi tôi nhìn thấy cánh cửa ra vào chỉ khép hờ... Nhìn quanh, không có ai, tôi mím môi theo các bậc thang chồm lên, đẩy nhẹ cánh cửa và bước vào. Xúc cảm dâng trào, mắt nhòe lệ, tôi không nhận thấy là các món đổ nát đã được dọn dẹp gọn gàng. Có tiếng động ở buồng lái. Tôi sợ hải nấp đằng sau tủ treo quần áo dành cho các chuyến đi bộ ngoài không gian... Qua khe hở giữa hai bộ đồ bay, tôi nhìn thấy cái bóng quen thuộc của Diman, hắn đang xem xét cuốn sổ phi hành ghi bằng mật mã hiệp hội không gian. Có lẽ không hiểu, hắn đá mạnh một cái đai an toàn chắn ngang lối đi rồi rón rén trèo xuống con tàu. Tôi rời chỗ nấp theo dõi hắn qua khung cửa. Hắn không ở lại xưởng mà đi thẳng ra ngoài.
(Kim Hài, Trái tim vĩnh cửu)
Đoạn văn 15
1. There is a common expression in the English language referring to a blue moon. When people say something that happens “only once in a blue moon”, they mean that it happens only very rarely, once in a great while. This expression has been around for at least a century and a half; there are references to this expression that date from the second half of the nineteenth century.
2. The expression “a blue moon” has come to refer to the second full moon occurring in any given calendar month. A second full moon is called a blue moon not because it is particularly blue or is any different in hue from the first full moon of the month. Instead, it is called a blue moon because it is so rare. The moon needs a little more than 29 days to complete its cycle from full moon to full moon. Because every month except February has more than 29 days, every month will have at least one full moon (except the 28-day February, which will have a full moon unless there is a full moon at the very end of January and another full moon at the very beginning of Match). It is on the occasion when a given calendar month has a second full moon that a blue moon occurs. This does not happen very often, only three or four times in a decade.
3. The blue moons of today are called blue moons because of their rarity and not because of their color; however, the expression “blue moon” may have come into existence in reference to unusual circumstances in which the moon actually appeared blue. Certain natural phenomena of gigantic proportions can actually change the appearance of the moon from Earth. The eruption of the Krakatao volcano in 1883 left dust particles in the atmosphere, which clouded the sun and gave the moon a bluish tint. This particular occurrence of the blue moon may have given rise to the expression that we use today. Another example occurred more than a century later. When Mount Pinatubo erupted in the Philippines in 1991, the moon again took on a blue tint.
Đoạn văn 16
1. Climate change is one of the most pressing issues facing humanity today. The burning of fossil fuels such as coal, oil, and natural gas to generate energy releases carbon dioxide and other greenhouse gases into the atmosphere, causing global warming. Deforestation further exacerbates the problem, as trees that absorb CO2 are cut down to make room for agriculture, urban development, and industries.
2. Rising global temperatures have led to an increase in natural disasters such as hurricanes, floods, and wildfires. A study by the United Nations in 2021 revealed that the frequency of these events has doubled since the 1980s. Not only do these disasters destroy infrastructure and claim lives, but they also contribute to the spread of diseases like cholera and dengue due to stagnant water and rising mosquito populations.
3. To combat climate change, individuals can adopt sustainable habits such as using public transportation, reducing single-use plastics, and conserving energy. Governments play a crucial role by enforcing policies that limit emissions, promote renewable energy sources, and incentivize eco-friendly practices among corporations. International cooperation, such as the Paris Agreement, also provides a framework for nations to work together toward a sustainable future.
4. Despite these efforts, the impact of climate change is already visible. Melting ice caps have caused sea levels to rise, threatening coastal communities. Shifts in weather patterns have disrupted ecosystems, leading to the extinction of species and loss of biodiversity. Scientists warn that if global warming continues unchecked, humanity could face irreversible consequences within the next few decades.
5. Addressing climate change requires collective action from governments, organizations, and individuals alike. Small changes in daily habits, combined with large-scale policy reforms, can create a significant positive impact. The future of the planet depends on immediate and coordinated efforts to protect the Earth for future generations.
12 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%