(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 7)

90 người thi tuần này 4.6 90 lượt thi 60 câu hỏi 150 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ðến lúc thi, nghe tiếng trống đầu tiên, sứ Tàu liền cắm cúi vẽ lấy vẽ để. Quỳnh thì cứ ung dung ngồi dưới chiếu nhai trầu, xem như người đang ngồi hóng gió chứ không phải thi thố gì cả. Tiếng trống thứ hai nổi lên, sứ Tàu liếc thấy Quỳnh vẫn cứ ngồi đó ngâm nga. Nghe tiếng trống thứ ba, Quỳnh mới đứng lên, tiến tới bàn, nhúng cả mười đầu ngón tay vào nghiên mực rồi trét lên giấy thành mười vệt dài ngoằn nghoèo. Khi đó, sứ Tàu chưa vẽ xong được hình thù con vật nào cả.

(Truyện Dân Gian, Thi vẽ)

Câu 1:

Đoạn văn trên chủ yếu nói về điều gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tổng kết xong các đội lại đi đợt mới. Cuộc ra quân rầm rộ có xếp hàng nghe mệnh lệnh xuất kích như chiến dịch thời kháng chiến. Đợt này khu vực làm bao trùm cả Hải Dương, Kiến An, cải cách thẳng, không qua giảm tô. Nhiều huyện quanh Hải phòng, ba năm trước là vùng “hai trăm ngày”, tàu hoả xuống qua ga Phú Thái đã vào sào huyệt địch còn lại, từ các nơi dồn về hàng nghìn người di cư cuối cùng chen nhau xuống tàu há mồm đi Nam.

(Tô Hoài, Ba người khác)

Câu 2:

Đoạn trích nhấn mạnh điều gì về không khí và quy mô của cuộc cải cách được miêu tả?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Nhân khuây bản nên ta tìm bụt;

Đến cốc hay chỉn bụt là ta.

Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãng cong quê Hà Hữu;

Kinh xem ba bận, ngồi ngơi mái quốc Tân La.

Trong đạo nghĩa, khoảng cơ quan, đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ;

Lánh thị phi, ghê thanh sắc, ngại chơi bời dặm liễu đường hoa.

Đức bụt từ bi, mong nhiều kiếp nguyền cho thân cận;

Ân Nghiêu khoáng cả, lọt toàn thân phô việc đã tha.

(Trần Nhân Tông, Đệ ngũ hội)

Câu 3:

Xác định thể loại của đoạn trích?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Buổi chiều nào cũng vậy, dù nắng nực hay mưa rét, tốp lính khố xanh ấy cũng phải đi qua nhà tôi. Vừa đúng hai chục người: mùa hạ, quần áo vải vàng, mùa đông, quần áo dạ tím. Họ đi chân không, quấn xà cạp, đội nón chóp đồng. Ba người hàng đầu đeo ở cánh tay áo một chiếc lon màu hoa lý to hơn chiếc đũa. Cùng hàng với ba người này, ở bên trái, cách chừng một bước là một người tầm thước, gương mặt trắng hồng, mắt sáng, sống mũi hơi cao, hai hàm răng trắng phau. Y ăn vận gọn ghẽ hơn cả. Tay y đeo hai lon vàng đính thêm một đường chỉ đỏ thêu to. Chân y đi giày vải đen, bít tất bao giờ cũng trắng như mới. Không phải bồng súng, y ung dung cầm một chiếc kèn đồng có tua đỏ mỗi lần hoa nhanh lên lại tỏa ra một làn ánh sáng vàng diệp dưới ánh nắng rực rỡ của chiều hè.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Câu 4:

Qua cách miêu tả đội lính khố xanh trong đoạn trích, tác giả muốn phản ánh điều gì về hình ảnh những người lính thời kỳ thuộc địa?

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Việc nói chuyện với Francis cho tôi cảm giác đang chìm từ từ xuống đáy đại dương. Nó là đứa bé đáng chán nhất tôi từng gặp. Vì nó sống ở Mobile, nó không thể thông tin về tôi cho ban giám hiệu trường, nhưng tìm cách nói mọi thứ nó biết cho bác Alexandra, rồi bà lại kể hết cho bố Atticus nghe, ông hoặc quên nó hoặc trách mắng tôi, tùy theo cái gì đánh vào trí tưởng tượng của ông. Nhưng lần duy nhất tôi từng nghe bố Atticus nói chuyện gay gắt với người khác là khi có lần tôi nghe ông nói, “Chị à, em làm điều tốt nhất trong khả năng mình cho chúng!” Chuyện lần đó có liên quan đến việc tôi cứ mặc bộ áo liền quần suốt.

(Harper Lee, Giết Con Chim Nhại)

Câu 5:

Dựa vào đoạn văn trên, điều nào dưới đây không được nhắc đến về nhân vật Francis?

Xem đáp án

Câu 6:

Qua đoạn trích, hình ảnh tai nạn giao thông và các cuộc nghị luận về nó góp phần phản ánh điều gì về xã hội Sài Gòn thời bấy giờ?

Xem đáp án

Câu 7:

Nhóm từ nào sau đây đúng chính tả?

Xem đáp án

Câu 8:

Câu nào sau đây viết sai chính tả?

Xem đáp án

Câu 10:

Xác định câu mắc lỗi sai về ngữ nghĩa:

Xem đáp án

Câu 12:

Câu nào dưới đây không đúng với hiện thực khách quan?

Xem đáp án

Câu 13:

Câu nào dưới đây mắc lỗi thiếu chủ ngữ?

Xem đáp án

Câu 14:

Câu nào dưới đây mắc lỗi thiếu vế câu trong câu ghép?

Xem đáp án

Câu 16:

Thousands of enthusiasts from around the world gathered to see the famous film star, but ______ their disappointment, she didn't appear.

Xem đáp án

Câu 17:

Mary said that the price was ______ and she wouldn't pay unless the shopkeeper lowered it.

Xem đáp án

Câu 18:

She failed to get anyone to repair the taps for her at the weekend, _______ could she do it on her own.

Xem đáp án

Câu 19:

In America, a worker can take a _______ leave to take care of his or her baby.

Xem đáp án

Câu 21:

The villa has been searched from top to bottom, so there has been no sign of forged money being produced in the palace.

Xem đáp án

Câu 22:

Ann looked angrily when she got a message from her boyfriend this morning.

Xem đáp án

Câu 24:

We are supposed to read all of chapter seventh and answer the questions for tomorrow’s class.

Xem đáp án

Câu 25:

The north of Italy is directly responsible for the country's place among the world's top industrial nations.

Xem đáp án

Câu 26:

A club member who had a funny surname made a long speech.

Xem đáp án

Câu 27:

What can we do to convince him that the project is sure to succeed?

Xem đáp án

Câu 28:

If the others had taken sensible precautions like we did, this tragedy need never have happened.

Xem đáp án

Câu 29:

I wish I had enough money to go to the Maldives for my holiday.

Xem đáp án

Đoạn văn 7

“Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ai vẳng lại bên ______ cô liêu.

Bóng trăng nghiêng đổ mái nghèo,

Người đi chưa kịp gửi ______ đôi lời.

Gió thu thổi lạnh chân trời,

Hồn ai lạc bước chơi vơi đêm trường.

Chim kêu sương lạnh bên đường,

Bến sông nước chảy, canh buồn lặng im.

Trông về cố quận xa xăm,

Lời thề xưa cũ, trăng rằm chẳng phai.”

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

Câu 30:

Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn thơ sau:

Xem đáp án

Đoạn văn 8

Tôi luôn nói rằng tôi chỉ trở lại Điện Biên Phủ với nắm tro xác được thả dù để gặp lại những anh em mà tôi không bao giờ quên đã chôn rải rác trong thung lũng xa xôi này. Dù sao tôi đã trở lại trước khi nhảy dù lần cuối cùng để nói lên, và còn nói về cuộc chiến Đông Dương và Điện Biên Phủ không bao giờ quên.

(Marcel Bigeard, Cuộc Chiến Đông Dương Của Tôi)

Đoạn văn 9

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trong một lần điều tra sơ bộ trước quá trình trị liệu, theo thói quen tôi đến tìm người nhà bệnh nhân để tìm hiểu tình trạng bệnh hiện tại. Gia đình chưa kể hết tôi đã nhận ra đây là kiểu bệnh nhân đau đầu nhất. Với trình độ y học hiện nay, tình trạng bệnh đó gần như không có cách giải quyết, chỉ có thể trông chờ vào vận may, rất đáng buồn.

(Cao Minh, Thiên Tài Bên Trái, Kẻ Điên Bên Phải)

Câu 32:

Qua đoạn trích, thái độ của nhân vật “tôi” đối với bệnh nhân và tình trạng bệnh được thể hiện như thế nào?

Xem đáp án

Đoạn văn 10

“Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, tôi cảm thấy đầu óc mình như bị chìm đắm trong những suy nghĩ hỗn loạn. Cả cơ thể mệt nhoài, những âm thanh xung quanh như trở nên mờ nhạt, không còn giữ được sự rõ ràng như trước. Những giờ phút tĩnh lặng hiếm hoi này là lúc tôi tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn mình.”

Câu 33:

Từ đồng nghĩa với “chìm đắm” trong đoạn văn trên là:

Xem đáp án

Đoạn văn 11

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Vào thời Hùng Vương có một người đàn bà đã nhiều tuổi nhưng sống một thân một mình. Một hôm sáng dậy bà đi thăm nương, bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát cả mấy luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: - “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”.

Bỗng bà cảm thấy rùng mình khi đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ. Từ đó bà có mang. Đủ ngày tháng, bà sinh được một đứa con trai bụ bẫm đặt tên là Gióng. Nhưng thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả.

(Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Thánh Gióng)

Câu 34:

Ý nghĩa của hình ảnh “vết chân lạ” và việc “thử bàn chân ướm vào dấu chân” trong đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 12

Dựa vào đoạn trích sau:

Trên con đường lập nghiệp, Lan luôn nhớ tới câu nói mà mẹ thường nhắc: “Có cứng mới đứng đầu gió.” Ngày đầu mở quán cà phê, cô phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: vốn đầu tư eo hẹp, khách hàng thưa thớt, đôi khi còn bị những quán lớn cạnh tranh không lành mạnh. Đã có lúc Lan nghĩ đến việc từ bỏ, nhưng rồi mỗi lần nhìn thấy mẹ âm thầm hỗ trợ, động viên, cô lại tự nhủ phải mạnh mẽ hơn. Những ngày mưa bão, quán ế khách, Lan vẫn không ngừng cải tiến chất lượng đồ uống và chăm sóc từng chi tiết nhỏ trong không gian quán. Cô thầm nghĩ, chỉ khi đủ kiên cường và nỗ lực, mình mới có thể đứng vững trước mọi sóng gió của thương trường. Thật vậy, sau một năm kiên trì, quán cà phê của Lan đã dần trở nên đông khách, trở thành địa chỉ quen thuộc trong lòng mọi người. “Có cứng mới đứng đầu gió” – bài học ấy không chỉ giúp Lan vượt qua khó khăn mà còn là kim chỉ nam trên hành trình dài phía trước.

Câu 35:

Thành ngữ “Có cứng mới đứng đầu gió” mang ý nghĩa gì trong các tình huống sau đây?

Xem đáp án

Đoạn văn 13

Trưa hôm ấy sư cụ gọi chú Lan bảo:

- Thôi, chú đừng đi hái chè nữa, ta nhờ mang bánh vớt chè sang tạ sư ông bên chùa Long Vân. Ngọc tiến lên nói:

- Bạch cụ, cho phép cháu cùng đi với chú Lan sang Long Vân. Cháu nghe nói chùa Long Vân có cái giếng thờ, nước uống mát lắm.

Sư cụ ngần ngại: đường nhiều dốc, sợ cháu đi mệt nhọc.

Ngọc cười:

- Bạch cụ, cháu học ở trường Canh nông, cày ruộng còn được nữa là trèo dốc, đã lấy gì làm khó nhọc.

- Cái đó tùy cháu.

Khi xuống nhà trai, Ngọc vui sướng chạy lại hỏi chú Lan:

- Chú có bằng lòng để tôi cùng đi không?

Lan cười gượng:

- Càng hay cho tôi, đi đường xa đỡ buồn chứ sao?

Rồi chú lẳng lặng xếp các thức vào trong chiếc tay nải nâu, thắt miệng lại. Ngọc đứng sát gần khiến Lan né người xích ra. Ngọc nhắc cái tay nải vắt lên vai một cách gọn gàng.

Lan cười nói:

- Ông vác nhẹn, nhỉ!

Ngọc nói đùa: đi làm phu gạo mãi lại chẳng vác nhẹn.

Lan cố giữ nét mặt lãnh đạm, cắn môi, chau mày, ngỏanh nhìn ra ngoài sân. Nhưng lần nào chỉ giữ nghiêm khắc được một lúc, rồi thấy Ngọc vui vẻ nói bông đùa, chú lại quên baÜng đi mà cùng cười, cũng nói bông đùa với bạn:

- Ông phu gạo này, nghe chừng yếu ớt lắm. Hôm mới đến chùa xách có cái va li còn thở hồng hộc, leo lên dốc khó khăn nặng nhọc là thế, nữa là vai vác bao gạo.

- Chú nhớ lâu nhỉ? Ngọc, nét mặt tươi cười sung sướng, hồi tưởng lại hôm mới tới chùa. Chàng nghĩ thầm: “Hắn không có cảm tình với ta thì sao hắn nhớ kỹ càng cái buổi mới gặp nhau như thế? “

Chàng chợt nhớ đến hai cây ngọc lan, liền quay lại hỏi:

- Hai cây ngọc lan, ở bên cửa sổ buồng tôi, chú giồng đấy, phải không?

Lan luống cuống, không trả lời. Ngọc lại nói:

- Cảm ơn chú nhé! Tên cái cây ấy hay nhỉ, chú nhỉ? Mà có ý nghĩa lắm.

Lan đáp:

- Vâng, rất có ý nghĩa: sắc trắng như Ngọc, hương thơm như Lan.

Ngọc cười:

- Còn ý nghĩa khác nữa kia. Chắc chú cũng biết chuyện Nhị Độ Mai?

Lan quay nhìn ra sân đáp:

- Không.

- Chú ạ, đối với hai cây ngọc lan của chú, tôi sẽ là chàng Mai Sinh trong truyện Nhị Độ Mai, sáng chiều nào cũng xin chăm nom vun tưới, cho chóng nẩy nở hoa thơm.

Lan hai má hồng hồng, ngượng nghịu vắt tay nải lên vai giục bạn:

- Thưa ông, ta đi thôi.

Hai người lẳng lặng cùng đi, không ai nói năng chi nữa...

(Khái Hưng, Hồn bướm mơ tiên)

Câu 36:

Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Câu 37:

Vì sao Ngọc lại xin đi cùng Lan sang chùa Long Vân?

Xem đáp án

Câu 38:

Qua chi tiết Lan nhớ lại cảnh Ngọc vất vả khi mới đến chùa, điều gì được thể hiện?

Xem đáp án

Câu 39:

Câu nói của Lan: “Sắc trắng như Ngọc, hương thơm như Lan” có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 40:

Ý nghĩa biểu tượng của cây ngọc lan trong mối quan hệ giữa Ngọc và Lan là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 14

Coi như ta chấp nhận gia hệ nhà Trần bắt đầu từ cụ Trần Hấp.

TRẦN HẤP sinh TRẦN LÝ.

TRẦN LÝ sinh TRẦN THỪA.

TRẦN THỪA sinh TRẦN LIỄU và TRẦN CẢNH

Do sự tế vi của thời thế khi nhà Trần làm cuộc đảo chính, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nên Trần Cảnh là em lên ngôi vua, còn Trần Liễu lúc ấy đã trưởng thành mà không được tức vị, từ đó nảy sinh mâu thuẫn khá sâu sắc trong hai dòng trưởng và thứ âm ỉ lâu dài.

CHI TRƯỞNG:

TRẦN LIỄU sinh:

- TRẦN QUỐC TRUNG còn gọi là TRẦN TUNG có pháp danh TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ.

- TRẦN QUỐC TUẤN tức HƯNG ĐẠO VƯƠNG.

- TRẦN VŨ THÀNH tức VƯƠNG DOÃN. Trần Quốc Tuấn sau làm Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân sự, tương đương với chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh quân đội ngày nay. Trần Quốc Tuấn sinh được bốn người con trai, đồng thời là bốn danh tướng:

- Hưng Vũ vương TRẦN QUỐC NGHIỄN.

- Hưng Trí vương TRẦN QUỐC HIẾN.

- Hưng Hiếu vương TRẦN QUỐC UẤT.

- Hưng Nhượng vương TRẦN QUỐC TẢNG.

Trong lịch sử đã có một giai đoạn khá dài nhầm lẫn, coi Trần Quốc Tảng là Tuệ Trung Thượng sỹ. Sự thật Thượng sỹ là bác ruột của Quốc Tảng.

CHI THỨ:

TRẦN CẢNH lên ngôi vua miếu hiệu là Trần Thái tông.

TRẦN CẢNH (Trần Thái tông) sinh:

- TRẦN QUỐC KHANG. (Bà Thuận Thiên là vợ thứ của Trần Liễu, khi đã có chửa Quốc Khang được hai tháng, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung ép Trần Cảnh (Thái tôn) phải cướp lấy. Do vậy khi Quốc Khang lớn lên không được truyền ngôi).

TRẦN HOẢNG (Trần Thánh tông).

TRẦN QUANG KHẢI.

TRẦN ÍCH TẮC.

TRẦN NHẬT DUẬT.

Các con của Trần Thái tông đều là những bậc danh tướng văn võ toàn tài, sử sách không ngớt lời ca ngợi, trừ Trần Ích Tắc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ II (1285 - 1286) đem cả nhà đi đầu hàng quân xâm lược, sau chúng đưa về Yên Kinh rồi chết già ở đó. Trần Thái tông còn có nàng công chúa út nổi tiếng trong lịch sử là AN TƯ.

TRẦN HOẢNG (Trần Thánh tông) sinh:

TRẦN KHẨM (Trần Nhân tông).

TRẦN NHÂN TÔNG sinh:

TRẦN THUYÊN (Trần Anh tông).

Trần Nhân tông còn có người con gái út là công chúa HUYỀN TRÂN, gả cho vua Champa, mà sính lễ gồm cả hai châu: Ô, Lý (miền đất Trị - Thiên ngày nay).

TRẦN ANH TÔNG sinh:

TRẦN MẠNH (Trần Minh tông có 11 người con trai).

TRẦN MINH TÔNG sinh:

TRẦN VƯỢNG (Trần Hiến tông).

TRẦN HẠO (Trần Dụ tông).

TRẦN PHỦ (Trần Nghệ tông).

TRẦN KÍNH (Trần Duệ tông).

Trần Minh tông còn có người con nữa là CUNG TÚC ĐẠI VƯƠNG NGUYÊN DỤC, lấy vợ là đào hát chèo đã có mang sẵn. Nguyên người này là vợ của người phường hát chèo Dương Khương. Sau đẻ ra Nhật Lễ. Khi Dụ tông mất, bà thái hậu phò Nhật Lễ lên ngôi. Chưa được một năm thì những người trong tôn thất nổi lên như Trần Phủ, Trần Kính, Trần Nguyên Đán (Nguyên Đán là cháu trực hệ bốn đời của Trần Quang Khải) và công chúa Thiên Ninh (con Trần Minh tông) diệt Nhật Lễ, lấy lại ngôi vua.

Trần Kính (Trần Duệ tông) còn có người con là Trần Hiện. Duệ tông chết trận tại thành Chà Bàn (Champa). Trần Nghệ tông cho cháu là Trần Hiện lên ngôi vua. Sau vì có ý bài xích Hồ Quý Ly, nên Quý Ly xúi Nghệ tông phế truất rồi buộc phải thắt cổ tự tử.

Trần Nghệ tông có người con là Ngự Câu vương Húc theo chú là Trần Duệ tông sang đánh Champa, bị Chế Bồng Nga bắt làm con tin. Một người nữa là thiếu úy Trang Định vương Ngạc bị Hồ Quý Ly giết. Và sau rốt người con út là Trần Ngung (con rể của Hồ Quý Ly). Sau khi phế truất Trần Hiện, Ngung được đặt lên ngôi vua, hiệu là Trần Thuận tông.

Hồ Quý Ly ép Trần Thuận tông đi tu rồi bức tử. Đem con của Thuận tông là hoàng tử Án 3 tuổi lên ngôi vua, hiệu là Trần Thiếu đế. Hơn một năm sau (1400), Hồ Quý Ly phế Án (cháu ngoại), tự lập mình lên ngôi vua. Vậy là nhà Trần diệt, nhà Hồ lên.

(Hoàng Quốc Hải, Thăng Long Nổi Giận)

Câu 41:

Ý nghĩa của việc khái quát sơ đồ phả hệ nhà Trần trong đoạn văn là gì?

Xem đáp án

Câu 42:

Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa hai dòng trưởng và thứ của nhà Trần là gì?

Xem đáp án

Câu 43:

Vì sao Trần Quốc Khang không được truyền ngôi?

Xem đáp án

Câu 44:

Hành động nào đã dẫn đến sự chấm dứt triều đại nhà Trần?

Xem đáp án

Câu 45:

Cụm từ “nhà Trần diệt, nhà Hồ lên” thể hiện điều gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 15

Scientists have discovered a bizarre link between music and cheese. Different genres of music affect the way cheese matures. A top Swiss cheese maker and a team of researchers from Switzerland's Bern University conducted a six-month test to look into the effect music had on the maturation process of Emmental cheese. After the cheese had matured, it was sampled and assessed by the researchers and a jury of culinary cheese experts. The researchers found that cheese that had been played hip-hop had a stronger aroma and flavor than the other samples. The cheese aficionados reached the same conclusion as the researchers – the hip-hop cheese was the tastiest.

    The experiment involved exposing different cheeses to a 24-hour, non-stop musical loop. A music player directed sound waves at the cheese for six months. The experiment was titled “Cheese in Surround Sound”. The music included Mozart's “The Magic Flute,” Led Zeppelins rock classic “Stairway to Heaven,” and A Tribe Called Quest's hip-hop tune “Jazz (We've Got)”. A researcher explained the differences in taste. He said: “Bacteria are responsible for the formation of the taste of cheese, with the enzymes that influence its maturity. I am convinced that humidity, temperature or nutrients are not the only things that influence taste. Sounds, ultrasounds or music can also have physical effects.”

(Source: https: //www. nme. com/news/music/playing-hip-hop-to-cheese-produces-thefunkiest flavour-says-scientists- 2463655)

Câu 46:

What is the passage mainly about?

Xem đáp án

Câu 47:

According to the passage, what was true about the mentioned research?

Xem đáp án

Câu 48:

Which of the following is closest in meaning to “look into” as used in the passage?

Xem đáp án

Câu 49:

Which of the following is closest in meaning to “cheese aficionados” as used in the passage?

Xem đáp án

Câu 50:

According to the passage, what created the taste of cheese?

Xem đáp án

Câu 51:

Why did the researchers include different music genres in the experiment?

Xem đáp án

Câu 52:

What can be inferred about the role of bacteria in cheese production?

Xem đáp án

Đoạn văn 16

Poaching and hunting have long been practices that humans engage in for food, clothing, and profit. However, when these activities target animals listed in the Red Book of endangered species, the consequences become catastrophic. These creatures are often on the brink of extinction, and further exploitation puts their survival at greater risk. The illegal hunting of elephants for ivory, tigers for their skins and bones, and pangolins for their scales are just a few examples of how human greed threatens biodiversity. Such activities are often driven by the demand for luxury goods or traditional medicines, particularly in affluent markets.

    The consequences of hunting and poaching extend beyond the loss of individual species. Ecosystems are intricate networks where every organism plays a vital role. The extinction or severe depletion of a species can destabilize the entire ecosystem. For instance, the loss of a top predator like the tiger can lead to an overpopulation of herbivores, resulting in the degradation of vegetation and habitat. Similarly, the disappearance of elephants, known as ecosystem engineers, would significantly alter landscapes, affecting countless other species.

    Efforts to combat these practices have been challenging. Governments and conservation organizations have implemented strict laws and international agreements, such as the Convention on International Trade in Endangered Species (CITES), to protect endangered animals. Yet, enforcement remains a problem in many regions due to corruption, lack of funding, and insufficient manpower. Additionally, the demand for illegal wildlife products persists, making it difficult to stop poaching altogether.

    Public awareness and education play an essential role in addressing this crisis. Communities are encouraged to value wildlife not as commodities but as vital components of the planet's health. Moreover, sustainable alternatives, such as eco-tourism and community-driven conservation projects, have shown promise. By involving local populations in conservation efforts, these initiatives provide economic benefits while reducing the incentives for poaching and hunting endangered species.

    The battle to protect endangered animals is far from over, but small victories provide hope. The recovery of species like the giant panda and the humpback whale demonstrates that concerted efforts can yield positive results. It is crucial to continue raising awareness, strengthening laws, and reducing consumer demand for products derived from endangered animals. Only through such combined efforts can humanity ensure a future for these irreplaceable creatures.

Câu 53:

What is the main idea of the passage?

Xem đáp án

Câu 54:

What does “these creatures” in paragraph 1 refer to?

Xem đáp án

Câu 55:

What is one role of elephants mentioned in the passage?

Xem đáp án

Câu 56:

What does “intricate” in paragraph 2 most likely mean?

Xem đáp án

Câu 57:

Why is it difficult to stop poaching despite the existence of international agreements like CITES?

Xem đáp án

Câu 58:

How can involving local populations in conservation efforts help protect endangered species?

Xem đáp án

Câu 59:

What is the function of the phrase “such as eco-tourism and community-driven conservation projects” in paragraph 4?

Xem đáp án

Câu 60:

What is the author’s overall tone toward the issue of poaching and hunting endangered species?

Xem đáp án

4.6

18 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%