ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực sinh học - Tập tính ở động vật

42 người thi tuần này 4.6 1.4 K lượt thi 22 câu hỏi 30 phút

🔥 Đề thi HOT:

8028 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)

20.8 K lượt thi 120 câu hỏi
1895 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả

34.8 K lượt thi 32 câu hỏi
1306 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)

3.7 K lượt thi 120 câu hỏi
580 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 3)

1.8 K lượt thi 121 câu hỏi
453 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 4)

1.5 K lượt thi 120 câu hỏi
307 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 5)

1.1 K lượt thi 120 câu hỏi
305 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 9)

1 K lượt thi 120 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Tập tính động vật là:

Lời giải

Tập tính của động vật là: Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2

Tập tính ở động vật được chia thành các loại

Lời giải

Tập tính ở động vật được chia thành:

Tập tính bẩm sinh: sinh ra đã có

Tập tính học được: phải qua học tập mới có

Tập tính hỗn hợp: kết hợp của 2 loại trên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3

Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

Lời giải

Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là tập tính bẩm sinh còn gọi là bản năng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4

Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

Lời giải

Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5

Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

Lời giải

Tập tính hỗn hợp là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hoàn thành khi điều kiện sống thay đổi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6

Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?

Lời giải

Tập tính hỗn hợp ở động vật là hổ săn mồi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7

Cơ sở của tập tính là?

Lời giải

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8

Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là

Lời giải

Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9

Quen nhờn là hình thức học tập của động vật trong đó:

Lời giải

Quen nhờn là hình thức học tập: động vật không trả lời một kích thích lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10

Thả chó xuống hồ bơi lần đầu thấy chó rất hoảng sợ cố bơi vào bờ, sau một số lần như vậy chó không hoảng sợ nữa đây là hiện tượng:

Lời giải

Đây là hiện tượng quen nhờn, khi lặp đi lặp lại hành động đó mà không có nguy hiểm thì chó không thấy sợ nữa

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11

In vết là hiện tượng học tập ở động vật trong đó:

Lời giải

In vết là hiện tượng động vật bám theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên

VD: gà, vịt con đi theo đồ chơi

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12

Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop) là hiện tượng học tập của động vật trong đó xảy ra:

Lời giải

Điều kiện hóa đáp ứng là: Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.

VD: vừa cho chó ăn vừa đánh chuông, sau nhiều lần lặp lại chỉ cần đánh chuông là chó tiết nước bọt mà không cần cho ăn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13

Điều kiện hóa hành động là hiện tượng học tập của động vật trong đó:

Lời giải

Điều kiện hóa hành động là: Sự hình thành mối liên kết giữa  một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó

VD: nhốt chuột ở trong lồng, trong lồng có một bàn đạp gắn thức ăn khi chuột chạy vô tình đạp phải bàn đạp làm thức ăn rơi ra, sau nhiều lần như vậy,mỗi khi đói chuột tự động ra nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14

Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn ?

Lời giải

Tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo que chọc vào tổ mối để bắt mối là học khôn

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15

Hình thức học khôn được thấy phổ biến ở

Lời giải

Hình thức học khôn chỉ thấy ở người và các động vật thuộc bộ Linh trưởng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16

Học khôn là

Lời giải

Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết tình huống mới

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17

Học ngầm là:

Lời giải

Học ngầm là: Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18

Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn

Lời giải

Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn phần lớn là tập tính bẩm sinh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19

Tu hú không có tập tính ấp trứng, vậy chúng duy trì nòi giống bằng cách nào

Lời giải

Tu hú có tập tính đẻ nhờ trứng vào tổ chim khác để chim chủ ấp và nuôi dưỡng con non. Ngay sau khi nở ra chim tu hú non đã có hành động đẩy trứng của loài chim chủ ra khỏi tổ để cặp bố mẹ chim chủ tập trung thức ăn nuôi mình.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20

Chim én (Delichon dasypus) thường bay về Phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính

Lời giải

Đây là ví dụ về tập tính di cư.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 21

Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính

Lời giải

Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính xã hội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22

Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:

Lời giải

Tập tính thứ bậc xuất hiện ở các loài sống theo bầy đàn. Hổ không có phân chia thứ bậc do chúng sống đơn độc và có tính lãnh thổ cao.

Đáp án cần chọn là: C

4.6

281 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%