Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 13)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tổng hợp các đề đọc hiểu (P1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Tìm và phát hiện lỗi sai
Đề luyện thi ngôn ngữ có đáp án (Đề 1)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 14:
Trong câu “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên” (Xa ngắm thác núi Lư, Lí Bạch), từ “tử” có nghĩa là gì?
Câu 23:
McGuinness has a career in the visual arts and holds a MA from the Royal College of Art in London.
Câu 28:
There were some very dark days but they are behind us and there is no use in dwelling on them.
Câu 66:
Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
Đoạn văn 1
(1) Covid-19 cho con người thấy mình nhỏ bé trước Tự Nhiên như thế nào. Ngay cả những quốc gia giàu có nhất cũng trở nên thiếu hiệu quả trước dịch bệnh, ngay cả những con người dày dặn kinh nghiệm và kiến thức y học nhất như cũng trở nên lúng túng... Con người bỗng chốc bị xé toang cái vòng an toàn của mình. Covid-19 làm cho chúng ta nhận ra bản chất của con người. Sự giàu có không mua được cho bạn ý thức; quốc gia văn minh không sản sinh ra những con người hành xử văn minh; sự trục lợi của những con người sẵn sàng xem thường mạng sống đồng loại; “Fake News” - tin tức giả tràn lan, sự nguy hiểm khôn lường của một thế giới “ảo” nhưng không “ảo”.
(2) Đến cuối cùng, cũng như bao dịch bệnh khác, Covid-19 là “phép thử” của Tự Nhiên trước con người. Loài người bình đẳng như bao nhiêu loài động vật, cúi đầu trước “phép thử” của mẹ thiên nhiên. Covid-19 sẽ chẳng làm cho con người chết hết đi nhưng cũng như bao nhiêu loài động vật khác, qua một “phép thử” chỉ những kẻ mạnh mẽ nhất mới có thể tồn tại. Chúng ta - con người, sẽ tiến hóa như thế nào? Thay đổi cấu trúc ADN để trở nên mạnh mẽ hay tiếp tục phát huy ưu thế của sinh vật bậc cao nhất - trước hết thay đổi tư duy và ý thức của mình?
(Sưu tầm)
Đoạn văn 2
At a time when the younger generation, hooked to the mobiles, TV and internet, is fast-moving away from books, Sundargarh Collector Nikhil Pasan Kalyan has taken it upon himself this particular sacred responsibility. Kalyan on Thursday launched a campaign 'Sundargarh Bahi Padha' to promote reading by distributing books among the people in Sundargarh town. He reached out to the people at roadside stalls and engaged with them over cups of tea. While motivating them to read, he gifted books to them.
The district administration plans to extend the initiative to schools and villages in the coming six months with focus on improving school and public libraries, and equipping all offices and waiting rooms with books. Further, reading sessions have been scheduled to be conducted every week at the Collector's residence campus and other places involving people of all ages including students. "Books are the best teachers. To improve morality and openness in the society, everyone has to read. They could be in any genre. Reading is the starting point," said Kalyan.
Chief District Medical and Public Health Officer (CDM-PHO) Dr. SK Mishra commented on the present situation: "Youths and students confine themselves to prescribed courses of study and refuse to go beyond that," he said. "Undoubtedly, internet connection and electronic gadgets like computers, laptops and mobile phones provide a sea of information and ready-made knowledge but simultaneously decrease the creativity in individuals", Mishra added. "Social media kills time, creativity and the urge to pick up a book. It may be noted that people with reading habits have lesser chances of suffering from Alzheimer's," he said.
(Source: https://www.theguardian.com/)
Choose an option (A, B, C, or D) that best answers each question.
Đoạn văn 4
Trong Hội nghị Cháu ngoan Bác Hồ, có nhà báo hỏi quê của 5 bạn và được trả lời:
Ân: Quê tôi ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Nghệ An.
Bắc: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Châu ở Bắc Ninh.
Châu: Tôi cũng ở Lâm Đồng, còn Dũng ở Hải Dương
Dũng: Tôi ở Nghệ An, còn Hải ở Khánh Hòa.
Hải: Tôi ở Khánh Hòa, còn Ân ở Hải Dương.
Trong các câu trả lời của từng bạn có ít nhất một phần đúng. Biết rằng mỗi bạn quê ở 1 tỉnh khác nhau.
Đoạn văn 5
Đoạn văn 6
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố tỷ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp 6 tháng. Số liệu khảo sát do Phòng Công tác chính trị và Công tác sinh viên của trường thực hiện từ tháng 12/2016 đến tháng 1/2017.
Đoạn văn 7
Đoạn văn 8
Một số nhóm hàng công nghiệp năm 2018
Đoạn văn 9
Trong môi trường nước biển (pH = 7,9) và có oxygen hoà tan, các vật liệu chứa đồng (copper) kim loại (Cu) bị ăn mòn và hình thành theo phương trình như sau:
(I) .
Đoạn văn 10
Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định. Đồ thị dưới đây biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của một số chất trong 100 gam nước.
Đoạn văn 11
Hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác gọi là hiện tượng quang - phát quang. Tùy theo thời gian từ lúc ngừng kích thích đến lúc ngừng phát quang mà người ta chia quang - phát quang thành hai loại:
- Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10-8 s). Nghĩa là ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích. Nó thường xảy ra với chất lỏng và chất khí.
- Lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài (từ trở lên), nó thường xảy ra với chất rắn.
Ánh sáng phát quang luôn có bước sóng dài hơn ánh sáng kích thích.
Đoạn văn 12
Âm mà tai người nghe được có tần số nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.
Âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz thì tai người không nghe được và gọi là hạ âm, tuy nhiên một số loài vật như voi, chim bồ câu lại "nghe" được hạ âm.
Âm có tần số lớn hơn 20000 Hz thì tai người không nghe được và gọi là siêu âm. Một số loài như dơi, chó, cá heo... có thể nghe được siêu âm.
Đoạn văn 13
Đột biến gen thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thể đột biến.
- Đột biến gen làm biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc → Biến đổi trong dãy nuclêôtit của mARN → biến đổi trong dãy axit amin của chuỗi pôlipeptit tương ứng → có thể làm thay đổi cấu trúc prôtêin → Có thể làm thay đổi đột ngột về 1 hay 1 số tính trạng.
+ Các đột biến thay thế không làm thay đổi khung đọc nên được gọi là đột biến nguyên khung.
+ Các đột biến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit làm thay đổi khung đọc, gọi là đột biến dịch khung. Đột biến dịch khung làm thay đổi các axit amin trong chuỗi pôlipeptit kể từ vị trí đột biến do đó thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến nguyên khung.
- Dựa vào sự thay đổi của axit amin trong chuỗi pôlipeptit đột biến, người ta chia ra các dạng đột biến điểm như sau:
+ Đột biến câm: Những đột biến không làm thay đổi trật tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
+ Đột biến sai nghĩa (nhầm nghĩa): Làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
+ Đột biến vô nghĩa: Làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm, dẫn đến chuỗi pôlipeptit không được tổng hợp.
Hình a. Đột biến câm |
Hình b. Đột biến sai nghĩa |
Hình c. Đột biến vô nghĩa |
- Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. Mức độ có lợi, có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường. Nói chung, hầu hết đột biến gen là có hại vì nó làm phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa các gen trong một tổ hợp gen cũng như mối quan hệ hài hòa giữa gen với môi trường vốn đã được chọn lọc tự nhiên chọn lọc qua hàng ngàn năm.
Đoạn văn 14
Đặc điểm của loài Tu hú Trung Quốc (Eudynamys scolopaceus chinensis) là loài đẻ nhờ, không bao giờ làm tổ mà chỉ tìm các tổ chim khác để đẻ. Chim tu hú là loài chim không ấp trứng và cũng không nuôi con, chúng đẻ trứng vào tổ chim khác chẳng hạn như một số loài chim chích đầm lầy thuộc chi Locustella.
Thường con tu hú trống có nhiệm vụ bay vờn quanh tổ để thu hút sự chú ý của chim chủ nhà và cố tình dụ cho chim chủ nhà bay ra khỏi tổ đuổi, đánh lạc hướng cho tu hú mái vào đẻ một quả trứng của mình trong tổ. Chim mái còn nhận biết và tính toán được cả thời gian mà trứng của chúng sẽ nở, con của tu hú sẽ nở trước hoặc ít nhất cũng bằng với các con chim chích. Trứng tu hú thường nở trước 2, 3 ngày so với trứng của chim chủ nhà. Khi trứng chim tu hú non nở ra, tu hú con nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy con chim chích non mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ để độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ. Đến khi đã đủ lông, đủ cánh, tu hú con sẽ bay đi, bỏ rơi kẻ nuôi dưỡng nó không một sự đền đáp.
Đoạn văn 15
Hai phần ba lượng dầu thô khai thác trong nước dành để cung ứng tại thị trường nội địa, cho nhà máy lọc dầu Dung Quất - đơn vị có công suất thiết kế sản xuất 6,5 triệu tấn một năm. Phần còn lại được xuất bán.
Năm ngoái, Việt Nam xuất đi 3,1 triệu tấn dầu thô, nhưng cũng nhập về 9,9 triệu tấn để lọc. Lý do khiến Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, xuất khẩu nhưng vẫn phải nhập dầu thô về lọc, theo các chuyên gia, chủ yếu để tối ưu hóa kỹ thuật, kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhà máy lọc dầu.
Thực tế, dầu thô có nhiều chủng loại, đặc tính khác nhau, như dầu ngọt, dầu nhẹ, dầu nặng... Mỗi loại dầu sē sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hoả, mazut... và các sản phẩm hoá dầu khác.
Mỗi nhà máy lọc dầu được thiết kế công nghệ sử dụng loại dầu thô khác nhau. Chẳng hạn, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu từ vùng vịnh, loại dầu khai thác trên sa mạc, đá phiến. Còn Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để tiêu thụ dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ. Ngoài ra, việc nhập khẩu này trong nhiều trường hợp có lợi về giá so với mua dầu thô từ nguồn trong nước. Việc tăng tỷ lệ dầu nhập khẩu đưa vào chế biến giúp nhà máy này đa dạng nguồn nguyên liệu sản xuất trong bối cảnh nguồn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và dầu nội địa khác ngày càng suy giảm sản lượng.
Nguồn: https://vnexpress.net
Đoạn văn 16
Với 28/63 tỉnh, thành phố có đường bờ biển trải dài, hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng và phát triển, thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hệ thống cảng biển Việt Nam được chia thành 6 nhóm dọc từ Bắc vào Nam với nhóm 1 gồm các cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; nhóm 2 gồm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh; nhóm 3 gồm các cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi; nhóm 4 gồm các cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận; nhóm 5 gồm các cảng biển Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và trên sông Soài Rạp thuộc địa bàn tỉnh Long An); nhóm 6 gồm các cảng biển Đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam). 6 nhóm trên lại được chia thành 3 miền: miền Bắc (hệ thống cảng biển nhóm 1); miền Trung (hệ thống cảng biển nhóm 2, 3, 4); miền Nam (hệ thống cảng biển nhóm 5, 6).
Hệ thống cảng biển hiện nay được quy hoạch đồng bộ gắn liền với các trung tâm, vùng kinh tế lớn của cả nước. Đặc biệt, các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng đã hình thành rõ nét và đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế như: Cảng biển Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; cảng biển Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam; cảng biển Cần Thơ, An Giang gắn với vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
(Theo Lê Anh, https://https://dangcongsan.vn//)
Đoạn văn 17
"Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. Khoa học-kĩ thuật của Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô (sau là Liên bang Nga), trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
Về văn hoá, tuy là một nước tư bản phát triển cao, nhưng Nhật Bản vẫn giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá của mình. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại là nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản.
Về chính trị, sau 38 năm Đảng Dân chủ Tự do liên tục cầm quyền (1955-1993), từ năm 1993 đến năm 2000, chính quyền ở Nhật Bản thuộc về các đảng đối lập hoặc liên minh các đảng phái khác nhau, tình hình xã hội Nhật Bản có phần không ổn định.
Trận động đất ở Côbê (1-1995) đã gây thiệt hại lớn về người và của ; vụ khủng bố bằng hơi độc trong đường tàu điện ngầm của giáo phái Aum (3-1995) và nạn thất nghiệp tăng cao v.v. đã làm cho nhiều người dân Nhật Bản hết sức lo lẳng.
Về đối ngoại, Nhật Bản tiếp tục duy trì sự liên minh chặt chē với Mĩ. Tháng 4 1996, hai nước ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật. Mặt khác, với học thuyết Miyadaoa (1-1993), và học thuyết Hasimôtô (1-1997), Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác đến phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nổ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 56-57).
Đoạn văn 18
"Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyến biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
Giai cấp tiếu tư sản phát triến nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phần đông họ là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa,... cho tư bản Pháp. Khi kiếm được số vốn khá, họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản (như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu...).
Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành 2 bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chē với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
Giai cấp công nhân ngày càng phát triến, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, Nxb GDVN, 2021, tr. 77-79).
34 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%