(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 5)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 1)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 1)
ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt - Chính tả
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 5)
(2025) Đề thi thử Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 2)
Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử Đánh giá năng lực trường ĐHQG Hồ Chí Minh năm 2024 có đáp án (Đề 6)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang lim dim đôi mắt thì Chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép thoắt biến, thoắt hiện, nhưng Thạch Sanh không núng, chàng cũng giở phép tấn công liên tiếp. Chỉ một lúc sau, yêu quái bị lưỡi búa của chàng xả làm đôi, hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Chàng vội chặt lấy đầu và nhặt bộ cung tên bằng vàng của yêu quái xách về.
(Truyện cổ tích Việt Nam, Thạch Sanh)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Vào một buổi sáng tháng tư đẹp trời, Guiliano nhận được tin có một tên nom có vẻ khả nghi, có thể là lính kín lắm. Gã cứ dò la để xin “đăng lính” cho Guiliano. Gã ngồi chờ ở quảng trường trung tâm thị trấn Montelepre. Guiliano phái Terranova và bốn tay anh em nữa đi thẩm tra. Nếu coi bộ xài được thì dắt về. Nếu là cớm, là lính kín chơi trò khổ nhục kế thì cứ việc khử luôn.
(Mario Puzo, Sicily-Miền đất dữ)
Câu 2:
Hành động của Guiliano trong đoạn trích phản ánh điều gì về bối cảnh xã hội mà nhân vật đang sống?
Hành động của Guiliano trong đoạn trích phản ánh điều gì về bối cảnh xã hội mà nhân vật đang sống?
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tối đó, nàng bồn chồn, đứng ngồi chẳng yên chỉ mong chóng tới khuya đặng báo tin lành này cho Tú Trung. Nàng chờ khuya rồi mới tắt đèn tối hù đoạn buông tấm vải trắng dọc theo mặt tiền nhà đoạn về nằm trên giường quấn châm vào khúc dây nối liền với tấm vải trắng dùng để kéo Tú Trung lên. Đêm đó, khi tiếng mõ từ xa vẳng lại được một lát thì cái dây giựt mạnh. Thục Ngọc chồm dậy xỏ chân vô hài rồi chạy lại nắm đầu tấm vải trắng, hơi nhún chân để lấy đà kéo mạnh. Một kéo, hai kéo rồi ba bốn kéo… một bóng đem bước vội qua thành cửa sổ. Thục Ngọc kéo thêm một sải nữa tấm vải trắng chạy tuột hẳn vô trong lầu, tòn ten bên cạnh bóng đen. Thục Ngọc khẽ cất tiếng gọi như để hướng dẫn người tình trong đêm tối… Tú Trung, đúng bóng đen ấy là Tú Trung, cứ yên lặng theo đúng ước hiệu bình tĩnh mà bước tới.
(Nguyễn Văn Thuý, Bao công xử án)
Câu 3:
Trong đoạn trích, chi tiết “Thục Ngọc kéo thêm một sải nữa tấm vải trắng chạy tuột hẳn vô trong lầu,
Đoạn văn 4
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Sinh có nhân thân,
Ấy là hoạ cả;
Ai hay cốc được,
Mới ốc là đã.
Tuần này mà ngẫm,
Ta lại xá ta;
Đắc ý cong lòng,
Cười riêng ha hả.
…
(Trần Nhân Tông, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca)
Đoạn văn 5
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
Rồi Mai kể cho Lộc nghe hết mọi việc đã xảy ra dòng dã trong sáu năm trời từ khi hai người xa cách. Giọng Mai bình tĩnh ôn tồn, có khi cô làm ra tự nhiên, để thuật lại từng mẩu đời ký vãng. Nhưng tới nhiều đoạn, Mai cảm động quá phải ngừng lại, hoặc vờ cúi xuống cái gắp than cời củi, hoặc đưa ngầm vạt áo quay ra phía sau lau nước mắt. Còn Lộc thì trong lòng tê tái, chàng cũng không khóc được mà cũng không nói được câu gì. Cổ chàng khô ráo mà tim chàng như ngừng đập. Tựa người không hồn, chàng ngồi nghe Mai nói, giọng nói đều đều, se sẽ. Thỉnh thoảng chàng hối hận quá, chàng buông tiếng thở dài não ruột. Gặp đoạn Mai kể lể lòng thương mến đối với kẻ xa xôi, thì chàng lại càng hối hận. Nhưng đây sự hối hận đi liền với cảm giác sung sướng, êm đềm. Một lần chàng như điên cuồng, rùng mình, hai tay nắm chặt lấy bàn tay Mai. Và thì thầm chàng nói:
- Em tha lỗi cho anh, em thương hại anh, anh khổ sở lắm.
(Khái Hưng, Nửa chừng xuân)
Đoạn văn 6
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đến khoảng nửa triệu năm về trước, hóa thạch người đã khác với các bộ xương Homo erectus cổ hơn ở chỗ sọ lớn hơn, tròn và ít góc cạnh hơn. Sọ người châu Phi và người châu Âu cách đây nửa triệu năm khá giống sọ người hiện đại chúng ta nên được xếp vào loài Homo sapiens thay vì Homo erectus. Sự phân biệt này là võ đoán, bởi Homo erectus đã tiến hóa thành Homo sapiens. Tuy nhiên, những người Homo sapiens xa xưa đó vẫn còn khác với chúng ta ở các chi tiết xương, sọ nhỏ hơn nhiều so với chúng ta, và khác biệt khá nhiều so với chúng ta ở công cụ chế tác và hành vi. Các dân tộc dùng công cụ bằng đá ở thời hiện đại, chẳng hạn như cụ tổ mấy đời của Yali, hẳn sẽ khinh miệt gọi những công cụ bằng đá cách đây nửa triệu năm đó là quá sức thô sơ. Thứ duy nhất đáng kể khác được bổ sung vào gia sản văn hóa của con người thời đó, mà chúng ta có thể khẳng định chắc chắn, là việc dùng lửa.
(Jared Diamond, Súng, Vi Trùng Và Thép)
Đoạn văn 7
“Sông Hồng chảy xiết cuốn dòng,
Chiều buông nắng nhạt, cánh ______ nhấp nhô.
Đò ngang vắng bóng ai chờ,
Khói sương mờ phủ bến bờ ______ thu.
Lặng lẽ trăng lặn đồi xa,
Người đi biệt bóng, tiếng gà gáy vang.
Nhớ ngày áo trắng thề ngang,
Bóng chim tăm cá mơ màng chân mây.
Trông về quê cũ hao gầy,
Người thương bóng đã mờ phai tháng ngày.”
(Nguyễn Trãi, Dòng Nước Thu)
Đoạn văn 8
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Máu theo tiếng kêu vỡ khàn tuôn ra từ những vết thương, máu nhuộm chỗ nằm nóng bỏng. Tạo cúi xuống, run tay quấn một cách tuyệt vọng dải băng trắng – lấy từ túi cứu thương cá nhân của cô phóng viên – quanh ngực nạn nhân, rồi chậm rãi cọ xát hai bàn tay gỡ từng mảnh máu khô với nỗi buồn muộn màng, khó tả.
(Mường Mán, Sáu Giang Hồ Và Những Mảnh Đời Phiêu Dạt Khác)
Đoạn văn 9
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Zuckerberg chắc chắn đúng khi than vãn về sự đổ vỡ của các cộng đồng. Thế nhưng vài tháng sau khi Zuckerberg trịnh trọng đưa ra lời tuyên bố của mình, đúng lúc cuốn sách này chuẩn bị in, thì vụ bê bối Cambridge Analytica hé lộ việc các dữ liệu được tin cậy trao cho Facebook đã bị các bên thứ ba thu thập và sử dụng để thao túng các cuộc bầu cử ở khắp nơi trên thế giới. Điều này đã biến những lời hứa hẹn cao siêu của Zuckerberg thành trò hề và làm lòng tin của công chứng vào Facebook vỡ vụn. Ta chỉ có thể hy vọng rằng trước khi xắn tay xây dựng các cộng đồng người mới, Facebook đầu tiên phải tự cam kết bảo vệ quyền riêng tư và an ninh của các cộng đồng đã có sẵn.
(Yuval Noah Harari, 21 Bài Học Cho Thế Kỷ 21)
Đoạn văn 10
“Buổi sáng, thật may mắn, trời trong xanh và nắng dịu. Tiếng chim ríu rít trên cành, có vẻ như, đang chào đón một ngày mới đầy sức sống. Xa xa, những đám mây trắng bồng bềnh trôi, dường như, chúng cũng đang thong thả tận hưởng bầu không khí trong lành.”
Đoạn văn 11
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng Tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi vì cớ gì mà khóc.
Người đàn bà nói: “Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, cho nên
tôi khóc.”
- Đức Khổng Tử hỏi: Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm bằng cỏ, thì việc gì mà phải khóc?
- Người đàn bà nói: Không phải vì tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sở dĩ khóc, là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu, mà ngày nay không sao thấy được nữa.
(Nguyễn Văn Ngọc & Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa)
Đoạn văn 12
Dựa vào đoạn trích sau:
Trong một trận đấu bóng đá, tinh thần quyết tâm là yếu tố cần thiết, nhưng nếu cầu thủ quá hăng máu, họ có thể mắc sai lầm nghiêm trọng, dẫn đến những tình huống không đáng có. Đội trưởng đội A, vì quá quyết tâm bảo vệ khung thành, đã lao vào một pha bóng không cần thiết, dẫn đến việc phạm lỗi và bị trọng tài phạt thẻ đỏ. Tình huống này làm đội mất đi lợi thế và rơi vào thế phòng ngự suốt trận đấu. Đúng là “Cả gió tắt đuốc,” hành động mạnh bạo đôi khi không giúp ích mà còn gây ra hậu quả nặng nề. Nếu anh giữ được bình tĩnh và xử lý khéo léo hơn, đội bóng đã không gặp bất lợi và có thể giành chiến thắng. Thành ngữ này là lời nhắc nhở rằng, trong bất kỳ tình huống nào, sự điều độ và tỉnh táo luôn quan trọng hơn việc hành động bộc phát.
Câu 20:
Câu nào dưới đây bị sắp xếp sai trật tự từ, dẫn đến ý nghĩa trở nên không tự nhiên hoặc mơ hồ?
Câu nào dưới đây bị sắp xếp sai trật tự từ, dẫn đến ý nghĩa trở nên không tự nhiên hoặc mơ hồ?
Đoạn văn 13
Có lẽ bạn sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái Nếu được” xoa dịu” Và thậm chí còn không thể ý thức rằng mình đang “đùn đẩy” cho người khác, phụ thuộc vào người đó. Bởi vì khi đó, con người không tự đối mặt với vấn đề, không tự mình suy nghĩ, cũng không tự mình hành động.
Đến đây Tôi mong các bạn có thể nhận ra rằng nhờ cậy người khác và đùn đẩy cho họ tưởng như giống nhau nhưng thực ra lại là hai khái niệm riêng biệt.
Mong muốn được ai đó “Xoa dịu” không đem lại cho bạn hướng giải quyết, Tôi đã lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần, nhưng đương nhiên bạn vẫn có thể nhờ người khác giúp đỡ để giải quyết vấn đề. không ai bắt bạn phải làm tất cả mọi việc cả.
Trên đời này, đôi khi bạn không thể giải quyết mọi vấn đề mà chỉ dựa vào sức mình, tuy nhiên bạn tuyệt đối không được hoàn toàn ỷ lại vào họ thậm chí có những người còn muốn người khác giải quyết luôn vấn đề cho mình. ví dụ dụ bạn lên taxi và nói với tài xế: “anh có thể đưa tôi đến đâu đó không?”
Nếu bạn nói như vậy, có lẽ tài xế cũng không biết phải đáp thế nào. có thể người tài xế nào đó sẽ vui vẻ lái chầm chậm vòng quanh vài phút và cho bạn xuống ở nơi thích hợp. Tuy nhiên đó cũng chỉ là sự xoa dịu tạm thời. Trước khi lên xe l, Bạn nên suy nghĩ nơi mình muốn đến, bạn cần có định hướng cho mình: nhờ người khác giúp đỡ để vượt qua hay ỷ lại hoàn toàn vào người khác.
Việc mong muốn được giúp đỡ và được xoa dịu hoàn toàn khác nhau. Trước đây có lần tôi cũng từng mong muốn được người khác giải quyết hộ tất cả mọi việc, nhưng một người thầy đáng kính đã khiến tôi thực sự bất ngờ.
(Mari Tamagawa, Mặc Kệ Thiên Hạ - Sống Như Người Nhật)
Câu 39:
Ví dụ về việc “lên taxi và nói với tài xế: 'Anh có thể đưa tôi đến đâu đó không?'” nhằm mục đích gì?
Ví dụ về việc “lên taxi và nói với tài xế: 'Anh có thể đưa tôi đến đâu đó không?'” nhằm mục đích gì?
Đoạn văn 14
Kì nghỉ hè vừa đến, anh em bạn học trong trường Đại học về nghỉ hề đã gần hết rồi, chỉ những học sinh mới chiếm bảng hay sắp đi thi, còn ở lại. Quang cảnh nhà trường lúc đó, có vẻ ủ ê mệt nhọc như người lao động bấy lâu bây giờ sắp thiu thiu ngủ, tựa bên gốc cây me, hay dưới bóng cây bàng, tránh ánh nắng trang trang mùa hạ. Trong các buồng mới rồi rộn rịp những tiếng cười đùa, những câu tranh luận, bây giờ đã im phăng phắc như đứng thở hơi, mấy bức tường vôi hình như đương thầm thì mới nhau những tính tình và cử chỉ của bạn thiếu niên mới về khỏi. Trong những câu chuyện của bức tường, ta chỉ đoán mà không nghe được, chắc điều hay cũng lắm, điều dở cũng nhiều nhưng, cái dở, cái hay đều có vẻ thú, là cái thú của quãng đời niên thiếu ở nhà trường. Buổi thanh niên là buổi hăng hái, lúc trong mình khí huyết bừng bừng, tư tưởng đương như ngọn suối sa vời, chưa định, chắc hy vọng phải to, hy vọng to thì cái dở cái hay, trong khi tính đường cho lên đến hy vọng, phải mạnh như nhau cả.
Ký giả có chút việc riêng phải ở lại trường; lúc sang chơi bên buồng những bạn tân khoa ở thì thấy mấy bạn chí thân của kí giả là Lê Thanh Vân biệt hiệu là Đạm Thủy, đương soạn hòm để vinh quy, ký giả ngồi xem bạn soạn. Áo quần không dùng sắc gì rực rỡ, chỉ toàn là màu trắng với màu đen, những vật gì cần dùng đến màu thặm thì chỉ thấy màu vàng nhợt và màu da giời, thật có vẻ thanh đạm. Sách vở phần nhiều thuộc về khoa triết học, đại khái như tâm lý học, luân lý học, xã hội học... của Durkheim, Sư phạm khoa của Frébœl và Compayré v.v...và dễ thường đủ những bộ tiểu thuyết trứ danh của Bourget và Banes.
(Hoàng Ngọc Phách, Tố tâm)
Đoạn văn 15
Oskar Schindler, a German businessman, went to Krakow in October 1939 to take advantage of cheap Jewish labor and confiscated property. In January 1940 he acquired a Jewish-owned business that made enamel kitchenware and renamed it the Deutsche Emalwarenfabrik Oskar Schindler. It came to be known as Emalia. The factory was located at the edge of what would become the ghetto. Schindler employed Jews at the factory because they were much cheaper than Polish laborers, but his reasons for taking in more such workers evolved.
In the spring of 1942, the SS began to deport Jews from the Krakow ghetto. Schindler witnessed the brutality and bloodshed of the deportations and decided that he would do what he could to save his Jewish workers. That summer the Germans established the Plaszow slave labor camp near the ghetto. Jews as well as Polish prisoners were sent there to work in factories. In March 1943 the Germans emptied the ghetto, sending more than 2,000 inhabitants to Auschwitz. The remaining Jews were sent to Plaszow. Learning of the Germans’ plans for the liquidation of the ghetto, Schindler told his employees to stay at Emalia until the Aktion was over.
The violence of the liquidation and the worsening conditions at Plaszow led Schindler to take additional steps to protect his workers. He told Amon Göth, the commandant of Plaszow, that he wanted to transform Emalia into a sub-camp of Plaszow, complete with barracks for his Jewish workers. Göth agreed to the idea, in part because Schindler bribed him. The first transfer of Jews to the sub-camp took place in May 1943. By the summer of 1944, more than 1,000 Jews lived there. Schindler treated the workers relatively well and provided extra food rations that he bought on the black market.
As Soviet troops approached Krakow, Schindler was ordered to break up the Jewish subcamp at Emalia. The workers were to be sent back to Plaszow and then to other camps or killing centers. Schindler asked permission to set up a new armaments’ factory in Brünnlitz, located in German-occupied Czechoslovakia. He then arranged for nearly 1,100 Jews from Plaszow, some of whom had worked at Emalia, to be transferred to the new factory. On this list, he claimed, were “indispensable” workers. In the fall of 1944, the Jews were brought to the factory in Brünnlitz. The men were transferred from Gross-Rosen, and the women from Auschwitz. The Jews remained in Brünnlitz until the area was liberated by the Soviet army in May 1945.
After the war, Oskar Schindler escaped to the West. He died in October 1974 at the age of 66 and is buried in the Catholic cemetery in Jerusalem.
(https://jfr.org/rescuer-stories/schindler-oskar/)
Đoạn văn 16
TikTok, launched in 2016, has rapidly become one of the most popular social media platforms worldwide, especially among young people. The app allows users to create and share short videos with creative effects, music, and filters. While it provides an avenue for selfexpression and entertainment, its impact on young people is a subject of growing concern. Some argue that TikTok fosters creativity, while others worry about its potential for addiction and negative influence on mental health.
One major concern is the excessive time young people spend on TikTok. Studies show that users, particularly teenagers, often spend hours scrolling through videos. This overuse can lead to reduced productivity and a lack of focus on schoolwork or other responsibilities.
Furthermore, some young users may feel pressure to create content that gains likes and views, leading to anxiety and self-esteem issues. The constant comparison to other users can further exacerbate these problems.
TikTok also influences trends and behaviors among the youth. Many viral challenges and dance routines originate on the platform, spreading quickly to millions of users. While som challenges are harmless, others can be risky or dangerous. For example, challenges that involve unsafe physical stunts have led to injuries among participants. Additionally, trends promoting unrealistic beauty standards can affect young people's body image and confidence.
On the other hand, TikTok has some positive effects. The platform has given a voice to marginalized communities, allowing them to share their stories and raise awareness about important issues. It has also become a source of educational content, with creators offering tips on studying, mental health, and life skills. Despite these benefits, the potential risks to young users’ well-being should not be overlooked.
Parents and educators play a crucial role in guiding young people on how to use TikTok responsibly. Setting time limits and discussing the content they consume can help mitigate the
platform’s negative effects. It is essential to strike a balance between enjoying the app and
maintaining mental and physical health.
25 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%