ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội - Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ

  • 922 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương cho thấy

Xem đáp án

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945: thực dân Anh (được giao nhiệm vụ giải giáp quân Nhật )đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.

- Sau năm 1954,đặc biệt là từ năm 1965 - trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ đã câu kết với các nước đồng minh để tiến hành chiến tranh Việt Nam, đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt có giai đoạn Mĩ còn thực hiện thủ đoạn ngoại giao - thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô để hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của ta.

=>Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương cho thấy sự cấu kết của chủ nghĩa đế quốc để đàn áp cách mạng Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

Điểm khác nhau cơ bản giữa chính sách thực dân mới của Mĩ so với chính sách thực dân cũ của Pháp ở Việt Nam là

Xem đáp án

Điểm khác nhau cơ bản giữa chính sách thực dân mới của Mĩ so với chính sách thực dân cũ của Pháp ở Việt Nam là về cách thức cai trị.

- Pháp là cai trị trực tiếp (chủ nghĩa thực dân cũ), còn Mĩ là cai trị gián tiếp thông qua hệ thống chính quyền tay sai (chính quyền Sài Gòn).

- Ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Việc kí kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra sự chuyển biến như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ngày sau năm 1954?

Xem đáp án

- Trong giai đoạn 1953 - 1954, Việt Nam giữ thế tiến công chiến lược, tháng 3-1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Bắt đầu từ ngày 13 đến 17-3-1954 ta đã tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.

- Sau năm 1954, ta giữ thế giữ gìn lực lượng do nhân dân phải hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phải khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

- Đến năm 1960 ta mới tiến đến Đồng khởi - phong trào này đánh dấu cách mạng Việt Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

=>Việc kí kết và thi hành Hiệp định Giơnevơ đã tạo ra sự chuyển biến từ thế tiến công về chiến lược sang thế giữ gìn lực lượng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) giống với những nước nào dưới đây

Xem đáp án

- Nước ta sau hiệp định Giơnevơ: mới chỉ giải phóng được miền Bắc, sau hiệp định Mĩ nhanh chóng nhảy vào miền Nam Việt Nam biến nơi này thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự chống cộng ở Đông Nam Á.

- Giống như Đức và Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo những quyết định của hội nghị Ianta, 2 nước này bị chia cắt thành 2 miền chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ trong 1 thời gian dài.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 5:

Thời kì cách mạng nào Đảng ta chủ trương thực hiện cùng lúc hai chiến lược cách mạng khác nhau?

Xem đáp án

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), Đảng ta chủ trương thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở cả hai miền:

- MiềnBắc: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Miền Nam: tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Đáp án cần chọn là: D


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận