Câu hỏi:
30/03/2022 537MỪNG CON VÀO ĐẠI HỌC
Nhận tin vui con vào đại học
Ba thì cười mà má con thì khóc
Mười tám năm gieo trồng khó nhọc
Cây nhà mình cho quả bói đầu tiên
Nhà mình nghèo, con lặng lẽ lớn lên
Thương mẹ cha con chăm làm, chăm học
Là anh cả biết rằng con khó nhọc
Ba mẹ thương mà chẳng nói bằng lời
Nay con bước đi chập chững vào đời
Bao chông gai đón đợi con phía trước
Mong cho con đừng bao giờ lạc bước
Bước chân vào những ngõ cụt đường cong
Thế giới quanh con không chỉ màu hồng
Cạnh đỉnh hào quang là vực sâu tăm tối
Sự chân thành và những điều giả dối
Chẳng phải bao giờ cũng dễ nhận ra
Lần đầu tiên ra khỏi ao nhà
Gặp biển lớn, con vẫy vùng thỏa thích
Nhưng con ơi, hãy gắng bơi về đích
Chớ buông tay mà sóng cuốn xa bờ
Con hãy bay cao cho thỏa ước mơ
Đừng quẩn quanh, gà con chui cánh mẹ
Hãy thắp cho mình niềm tin tuổi trẻ
Chớ yếu hèn, nản chí, buông xuôi
Cô bác xa gần đến để chia vui
Ba cười mà trong lòng thổn thức
Ai cũng khen con chuyên cần, nỗ lực
Mẹ mừng mà nước mắt tuôn rơi
Quả nhà mình còn non lắm con ơi!
Gắng gìn giữ kẻo quả xanh rụng mất
Ba mẹ bây giờ chỉ ước mong lớn nhất
Được một ngày nếm quả ngọt con dâng.
Nguyễn Quang Hoàn
Biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ sau là?
Quả nhà mình còn non lắm con ơi!
Gắng gìn giữ kẻo quả xanh rụng mất
Ba mẹ bây giờ chỉ ước mong lớn nhất
Được một ngày nếm quả ngọt con dâng.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các câu thơ nổi bật với biện pháp ẩn dụ (“quả xanh” non chỉ sự ngây thơ, chưa có kinh nghiệm của người con khi chập chững vào đời).
Đáp án cần chọn là: A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
XUÂN NGUYỆN
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình
Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ
Trương Quốc Khánh
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu thơ sau?
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Câu 2:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nồi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức,Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)
Trong câu “…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 3:
Trong câu Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình.” Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu 4:
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
(Hỏi - Hữu Thỉnh)
Cách lặp lại ba câu hỏi cuối có tác dụng gì?
Câu 5:
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
VẪN CẦN CÓ MẸ
Cho dù con sắp già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ
Vẫn cần Mẹ hát ầu ơ
Ru con khỏi những bơ vơ lòng mình.
Cho dù sáng giá công danh
Con vẫn cần Mẹ ân cần sớm hôm
Một chén nước, một bát cơm
Từ tay Mẹ, vẫn sướng hơn tiệc tùng.
Cho dù con là người hùng
Con vẫn cần Mẹ mắc mùng đêm khuya
Gió từ tay quạt Mẹ đưa
Mát hơn ngàn vạn cơn mưa đầu mùa.
Mẹ ơi con biết là thừa
Nói câu "ơn Mẹ", dù chưa bao giờ
Con biết Mẹ cũng chẳng chờ
Nuôi con khôn lớn để nhờ mai sau.
Nhưng mà con thấy xót đau
Cả đời Mẹ đã dãi dầu đắng cay
Con đi biền biệt tháng ngày
Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu.
Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu
Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà
Con về gần, Mẹ đã xa
Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà, mồ côi!
Mai sau dù có già rồi
Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ!
Nguyễn Văn Thu
Biện pháp tu từ nổi bật trong hai câu thơ sau: “Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu/ Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà”?
Câu 6:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre.
Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.
Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.
Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…
Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát.
Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.
Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa (...) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát (...) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịtvới tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.
Chu Văn Sơn
Điệp từ “nếu” ở những câu văn đầu đoạn có tác dụng gì?
Câu 7:
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
NƯỚC MẮT BỐ
Có lần con theo bạn bè bỏ học
Bố gọi về nọc ra đánh một roi
(Chỉ một roi duy nhất trong đời),
Bắt con hứa phải quay về lớp học!
Đánh con xong, vào nhà bố khóc
Con dại khờ không hiểu được vì sao!
*
Rời quê hương trong mơ ước lao xao
Con từng bước, bước vào đời rất thật
Những hiền lành, thật thà, chân chất
Được những thật thà, chân chất nâng niu!
Nhưng cuộc đời vốn chẳng thuận chiều:
Những người tốt, phần nhiều, khổ nhất!
Những thật thà, hiền lành, chân chất,
Thường bị đau đòn gấp mấy roi xưa!
Bởi thật thà tin giọt mát là mưa,
Bời chân chất tin trong mơ gặp Bụt,
Tin hiền lành được người cứu giúp,
Tin chân thành sống tốt được yêu thương...!
Có ngờ đâu cuộc sống quá vô thường,
Trong yêu thương đã có nhiều dại dột!
Trong vô tư ngọt ngào lòng tốt,
Đã có lửa ngầm thiêu đốt cả tin yêu...
Con đã nghe khắc khoải tiếng chim chiều,
Đang sải cánh bay về miền Hạnh Phúc!
Thương chim nhỏ ngược chiều gió bấc,
Cố lên chim, Hạnh Phúc cuối chân trời!...
Con đã hiểu hơn nước mắt, nụ cười
Đâu phải chỉ buồn vui mới có!
Khi nụ cười vẫn còn nhiều méo mó,
Thì nước mắt không tròn khi nó tuôn rơi!
*
Đã dạn dày qua những đòn roi,
Nhớ ơn roi xưa, con thầm tụng niệm:
Bố ơi trong cõi Ta Bà
Giọt nước mắt Bố thật là giọt trong!
Đại tá Nguyễn Văn Thu
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu thơ sau?
Nhưng cuộc đời vốn chẳng thuận chiều:
Những người tốt, phần nhiều, khổ nhất!
Những thật thà, hiền lành, chân chất,
Thường bị đau đòn gấp mấy roi xưa!
về câu hỏi!