Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Các nhà khoa học gọi thể khí ion hóa là “trạng thái plasma”.
Đáp án cần chọn là: C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Plasma và ứng dụng trong y học
(1) Plasma là gì? Plasma là trạng thái thứ 4 của vật chất (ngoài 3 thể thường gặp là rắn, lỏng và khí), trong đó các chất bị ion hóa mạnh. Ví dụ với nước, một viên nước đá (thể rắn) đun nóng đến nhiệt độ nhất định thì thành thể lỏng (nước), tăng nhiệt lên nữa nước sẽ bốc thành hơi (thể khí). Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ lên cao nữa, các electron mang điện âm bắt đầu bứt khỏi nguyên tử và chuyển động tự do, nguyên tử trở thành các ion mang điện dương. Nhiệt độ càng cao thì số electron bứt ra khỏi nguyên tử chất khí càng nhiều, hiện tượng này gọi là sự ion hóa của chất khí. Các nhà khoa học gọi thể khí ion hóa là “trạng thái plasma”. Plasma không phổ biến trên trái đất, tuy nhiên trên 99% vật chất thấy được trong vũ trụ tồn tại dưới dạng plasma, vì thế trong 4 trạng thái vật chất, plasma được xem như trạng thái đầu tiên trong vũ trụ.
(2) Theo tính chất nhiệt động lực học, công nghệ plasma hiện có plasma nóng (thermal plasma) được tạo thành ở nhiệt độ, áp suất và năng lượng cao; và plasma lạnh (cold plasma ) được tạo thành ở áp suất thường hoặc chân khôn g, cần ít năng lượng hơn. Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, các nước tiên tiến trên thế giới đã tập trung nhiều nguồn lực cho việc nghiên cứu ứng dụng plasma lạnh trong các lĩnh vực như y sinh, hóa học hay nông nghiệp... Đối với lĩnh vực y học, plasma lạnh đang chứng tỏ được tiềm năng rất lớn, được đánh giá là tác nhân quan trọng tạo ra cuộc cách mạng mới trong y sinh của thế kỷ XXI.
(3) Từ lâu, tính năng diệt khuẩn của plasma nóng hay plasma lạnh đã được biết và sử dụng trong vệ sinh dịch tễ và y tế. Tuy vậy, plasma nóng có thể làm hại đến mô xung quanh nên khá hạn chế dùng trên người. Năm 2005, plasma lạnh áp suất khí quyển (CAP) lần đầu tiên được sử dụng để điều trị lâm sàng tại CHLB Đức, mở ra kỷ nguyên của “y học plasma”. Để phát triển các thiết bị plasma lạnh áp suất khí quyển cần sự cộng tác liên ngành của các nhà vật lý, hóa học, sinh học... và tất nhiên là cả các bác sỹ lâm sàng.
(4) Khả năng làm bất hoạt các vi sinh vật trên bề mặt mà không làm ảnh hưởng hay ảnh hưởng rất ít đến các cấu trúc xung quanh của plasma đã thu hút được sự quan tâm của các bác sỹ. Trên thực tế, có rất nhiều bệnh tật gây ra do nhiễm khuẩn trên da lành cũng như vết thương. Vì vậy, điều trị các vết thương chậm liền ở da trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu đầu tiên của plasma y tế. Thiết bị plasma lạnh đầu tiên vượt qua thử nghiệm lâm sàng pha I và được cho phép tác động trực tiếp lên con người là máy MicroPlaster alpha, được phát triển bởi Viện Max Planck (CHLB Đức) và Công ty Công nghệ Plasma Adtec (Nhật Bản).
(5) Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh, plasma lạnh rất hiệu quả khi điều trị các vết thương chậm liền, nhiễm khuẩn. Sở dĩ như vậy vì plasma đã tiêu diệt các vi sinh vật cản trở quá trình liền vết thương như: vi khuẩn, virus và nấm. Khi tiếp xúc với vi sinh vật, plasma có thể phá vỡ màng tế bào của chúng nhờ sự bắn phá của ion và electron cũng như sự ăn mòn của các gốc tự do, hoạt chất. Các gốc tự do và tia cực tím còn có thể xuyên qua màng tế bào của vi sinh vật để làm mất hoạt tính của protein, khi ến cho vi sinh vật không thể hoạt động. Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn đơn lẻ, plasma còn phá hủy màng sinh học do vi khuẩn tạo ra (màng giúp cho vi khuẩn chống chịu tốt hơn với điều kiện bất lợi, khiến cho vết thương khó lành). Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn thường, plasma còn tiêu diệt được vi khuẩn kháng kháng sinh do plasma là tác nhân vật lý, và đa tác nhân nên vi khuẩn không thể biến đổi để hình thành khả năng kháng plasma (điều này rất hữu ích vì như chúng ta biết tốc độ vi khuẩn phát triển thành kháng thuốc nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ xuất hiện của thuốc kháng sinh mới). Bên cạnh đó, plasma giúp tạo nên một lớp màng protein trên bề mặt vết thương, chống vi khuẩn tái xâm nhập. Plasma cũng giúp cơ thể giải phóng các yếu tố hỗ trợ liền vết thương nhanh hơn (như tăng lưu thông máu, tăng sinh tân mạch, tiêu diệt nội độc tố, giảm viêm, giảm đau, tăng sinh tế bào, tăng sinh collagen, kích thích tái tạo biểu bì). Do đó có thể dùng plasma điều trị các vết thương cấp tính như bỏng, vết mổ, các vết thương mạn tính (loét do đái tháo đường, loét do tì đè, loét do nằm lâu...), ứng dụng trong da liễu (điều trị nấm, chàm...) và thẩm mỹ (chữa mụn trứng cá, vết thương sau phẫu thuật thẩm mỹ)... Các nghiên cứu mới đây còn cho thấy plasma có rất nhiều triển vọng trong chữa ung thư, đặc biệt là ung thư máu.
(6) Hiện nay, công nghệ plasma lạnh ứng dụng trong điều trị vết thương hở đã được áp dụng tại một số quốc gia: Đức, Israel, Nga. Ở Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghệ Plasma Việt Nam là đơn vị đầu tiên nghiên cứu sản xuất máy phát tia plasma lạnh (PlasmaMed) ứng dụng cho điều trị vết thương dựa trên sáng chế “Máy phát tia plasma lạnh ứng dụng trong y sinh” số 14627 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 29/9/2015. Máy PlasmaMed do Công ty sản xuất được nghiên cứu và phát triển từ các đề tài KH&CN cấp cơ sở: “Thiết kế, chế tạo nguồn plasma jet phục vụ nghiên cứu plasma y sinh”; “Nghiên cứu khả năng điều trị một số bệnh da liễu bằng plasma lạnh”... do các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam thực hiện. Sản phẩm cũng đã nhận được sự hỗ trợ của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan IPP giai đoạn 2 (IPP2) và Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, KH&CN (FIRST) do Bộ KH&CN quản lý.
(7) Hiện nay, máy PlasmaMed đã được áp dụng điều trị tại nhiều bệnh viện tuyến trung ương như: Việt Đức, Phụ sản trung ương, Nhi trung ương, Lão khoa, Nội tiết trung ương, Chợ Rẫy... và nhiều bệnh viện tuyến dưới, với trên 10.000 ca điều trị. Kết quả cho thấy đây là một hướng điều trị vết thương cho hiệu quả cao, giảm đáng kể chi phí điều trị.
(8) Trên thế giới hiện có ngày càng nhiều nghiên cứu về plasma, cũng như phát triển plasma lạnh. Ngoài lĩnh vực y học, plasma lạnh còn có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ khác như chế tạo linh kiện điện tử, xử lý bề mặt sơn phủ, bảo quản thực phẩm... Đây là cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với xu hướng phát triển của thế giới. Đặc biệt là xu hướng nghiên cứu y học plasma, một hướng khoa học liên ngành (vật lý - sinh học - y học) có tiềm năng ứng dụng rất lớn, nhưng không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, sẽ mở ra một cánh cửa để ngành vật lý plasma ở Việt Nam có thể song hành cùng vật lý plasma thế giới.
(Nguồn: “Plasma và ứng dụng trong y học”, Đỗ Hoàng Tùng, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 9, năm 2019)
Nội dung chính của văn bản trên là?
Câu 3:
Theo tính chất nhiệt động lực học, plasma được chia thành những loại nào?
Câu 5:
Các loại biển chủng COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại
Virus SARS-CoV-2 đang là nỗi lo của toàn cầu khi chúng không ngừng thay đổi cấu trúc và hình thành nên các loại biến chủng COVID-19 mới. Bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin về các biến chủng COVID-19 này cũng như dấu hiệu chung nhận biết một người nhiễm SARS-CoV-2.1. Các loại biến chủng COVID-19
Virus SARS-CoV-2 là cụm từ chỉ một họ virus lớn gồm nhiều chủng loại, có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đường tiêu hóa và các bộ phận trong cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí là gây tử vong. Các loại biến chủng COVID-19 là thuật ngữ dùng để chỉ những loại virus có khác biệt đáng kể với các virus đồng loại của nó. Sự khác biệt này được biểu hiện cơ bản qua những khía cạnh sau: khả năng lây nhiễm, mức độ gây bệnh, mức độ chịu đựng đối với thuốc điều trị, vắc xin.
Hiện nay, virus SARS-CoV-2 không ngừng biến đổi tạo nên những chủng mới gây khó khăn cho quá trình nghiên cứu, điều trị. Một số biến chủng mới nhất gần đây như:
2. Biến thể virus SARS-CoV-2 Alpha
Biến thể Alpha hay còn có tên gọi khác là B.1.1.7, được phát hiện lần đầu tiên tại Vương quốc Anh. Đáng chú ý, đây được đánh giá là chủng virus đánh dấu sự bùng dịch trên toàn cầu vào cuối năm 2020. Theo nghiên cứu của các Nhà nghiên cứu tại Anh, chủng virus này có mức độ lây nhiễm cao hơn 70% so với một số chủng trước đó. Điều này tạo nên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của chủng virus này.
Hiện nay có rất nhiều chủng virus với mức độ nguy hiểm khác nhau
3. Biến thể Nam Phi với tên gọi phổ biến là Belta
Vào tháng 12 năm 2020, các nhà chức trách y tế Nam Phi công bố thêm một chủng virus SARS-CoV-2 mới mang tên Belta, kí hiệu B.1.351. Quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã khẳng định rằng, biến thể Belta này có thể nâng khả năng lây nhiễm lên cao gấp 1.5 lần so với biến thể Alpha. Loại biến thể này có ba đột biến gen là E484K, K417N, N501Y và chúng có khả năng vượt hàng rào bảo vệ một cách dễ dàng hơn, ngay cả khi đã tiêm vắc xin
4. Biển thế đến từ Brazil có tên Gamma (Dòng P.1.)
Virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện trên nhóm 4 người tại Nhật Bản sau khi trở về từ Brazil (theo tờ New York Times). Sau đó, số ca nhiễm do virus này không ngừng tăng nhanh và gây ra không ít nỗi kinh hoàng trên toàn thế giới về tốc độ lây nhiễm.
Ở biến chủng này có tồn tại một đoạn đột biến “độc đáo”, tạo nên một tốc độ lây lan, suy giảm sức khỏe người bệnh một cách nhanh chóng vượt trội. Thậm chí, chúng còn có thể gây tái nhiễm sau khi đã cho kết quả âm tính.
Tuyệt đối không nên chủ quan trước sự biến đổi cấu trúc của virus SARS-CoV-2
5. Biến thể kép Delta có nguồn gốc từ Ấn Độ
Biến thể Delta có kí hiệu là B.1.617.2, thường được gọi là biến thể kép nhằm nhấn mạnh mức độc nguy hiểm của chủng virus này. Hiện nay chúng đã xuất hiện ở rất nhiều nơi trên khắp thế giới và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe cũng như khả năng kiểm soát dịch bệnh của các quốc gia.
Biến thể Delta có sức mạnh lây lan khủng khiếp hơn rất nhiều so với các chủng trước đó. Sức mạnh truyền nhiễm của chúng cũng ở mức cảnh báo. Đặc biệt, với khả năng hạn chế hình thành triệu chứng, việc truy vết các ca bệnh nhiễm virus này thường gặp nhiều khó khăn. Tải lượng virus Delta có thể tồn tại ở khoang mũi cao gấp 1.000 lần so với những chủng đã phát hiện trước đó. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lý giải cho tốc độ lây lan của chủng Delta.
6. Biến chủng Lambda
Giữa lúc các nghiên cứu về các loại biến chủng COVID-19 đang cho một kết quả khởi sắc thì biến chủng Lambda xuất hiện gây nên nhiều biến động. Chúng có kí hiệu là C.37 và có tính chất nguy hiểm cực kỳ lớn. Người nhiễm virus này có thể nhanh chóng rơi vào trạng thái nguy kịch, thậm chí là tử vong nếu có nhiều bệnh nền trước đó. Bên cạnh tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao, virus chủng Lambda còn có khả năng chống lại hệ thống miễn dịch.
Các loại biến chủng COVID-19 ngày càng đa dạng với mức độ lây lan nhanh chóng
7. Biến chủng Epsilon
Đây được xem là biến chủng mới nhất hiện nay, phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ. Ở chủng mới này, chúng được chứng minh là có khả năng biến đổi tự động theo nhiều cách khác nhau nhằm tránh được lá chắn miễn dịch. Ngoài ra, những vấn đề liên quan khác vẫn đang được nghiên cứu.
8. Dấu hiệu nhận biết nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2
Thực tế cho thấy rằng, không phải tất cả bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đều sẽ có những triệu chứng rõ ràng. Dấu hiệu nhận biết bệnh phổ biến nhất đó là ho và sốt. Tuy nhiên, những chủng COVID-19 gần đây khi xâm nhập vào cơ thể trong giai đoạn đầu hầu như không gây bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hệ hô hấp nhưng vẫn cho kết quả dương tính. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc nhận biết, phân vùng và kiểm soát dịch bệnh.
9. Một số biểu hiện phổ biến khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập là:
- Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi một trong các loại biến chủng COVID-19 xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như: cảm cúm, cảm lạnh... Thông thường, nhiệt độ cơ thể dao động từ 36.5 đến 37 độ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe. Do đó, khi cơ thể trên 37.5 độ, nên được tư vấn để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
- Biểu hiện điển hiện mà hầu hết các chủng virus SARS-CoV-2 đều gây ra cho người bệnh đó là ho. Dấu hiệu này thường dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý viêm đường hô hấp khác như cúm. Những cơn ho do loại virus này gây ra thường kèm theo biểu hiệu rát cổ nghiêm trọng, đau tức phần xương ức và xương ngực, cảm giác có vật lạ đè nặng ở cổ.
- Mất vị giác và khứu giác cũng được xem là triệu chứng để nhận biết nhóm bệnh nguy hiểm này. Người bệnh khi ăn các loại thức ăn, thực phẩm không còn nhận diện rõ rệt được mùi vị, thậm chí mất cảm giác đối với món ăn đó.
- Khi virus SARS-CoV-2 ủ bệnh đến một giai đoạn nhất định sẽ hình thành triệu chứng khó thở khi ho khan hoặc không. Ngoài ra, có thể đi kèm với những biểu hiện như: tức ngực, ngất xỉu, rối loạn cảm xúc, da mặt tái xanh, không thể hít thở sâu,...
- Ở một số ít bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng đau nhức cơ thể, ớn lạnh, có ảo giác hoặc rối loạn tiêu hóa.
Cần phân biệt giữa dấu hiệu nhiễm COVID-19 với các bệnh lý thông thường
11. Các loại biển chủng COVID-19 trong thời gian tới có thể thay đổi và hình thành nên một số chủng mới trong điều kiện thuận lợi. Do đó, mỗi cá nhân cần là một chiến binh phòng bệnh, tuân thủ quy định của Bộ Y tế và các cấp chính quyền để có thể nhanh chóng kiểm soát được tình dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân.
(Nguồn: Zing.vn)
Ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 1)
ĐGTD ĐH Bách khoa - Đọc hiểu chủ đề môi trường - Đề 1
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì tương lai hoàn thành
ĐGTD ĐH Bách khoa - Sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh - Thì hiện tại đơn
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Top 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 7)
về câu hỏi!