Câu hỏi:
02/05/2022 543Viết đoạn văn (10 – 12 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bài làm tham khảo
Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em có suy nghĩ gì về lời dặn của người cha trong bài thơ? (Trình bày khoảng 5-7 dòng)
Câu 2:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu
Dặn con
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 3:
Tại sao người cha trong bài thơ lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào?”
Câu 4:
Trong khổ thơ “Chẳng ai muốn làm hành khất/ Tội trời đày ở nhân gian/ Con không được cười giễu họ/ Dù họ hôi hám úa tàn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của từ ngữ đó gắn với ngữ cảnh trong khổ thơ.
Câu 5:
Em hãy viết bài văn giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng Chí
về câu hỏi!