Câu hỏi:
12/07/2024 4,527Em hãy viết một bài kể về một trường hợp giữ chữ tín trong cuộc sống và bài học rút ra đối với bản thân.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
GIỮ LỜI HỨA
Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé!
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu.
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
=> Bài học kinh nghiệm
Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc bội tín không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác. Lòng tin bắt nguồn từ xã hội hướng tới cái thiện, chữ tín trở thành phạm trù đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Theo em, hành vi giữ chữ tín khác với hành vi không giữ chữ tín ở những điểm nào?
Câu 3:
Em đồng ý hay không đồng ý với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Giữ lời hứa trong mọi hoàn cảnh
B. Luôn làm tốt những việc mà mình đã nhận.
C. Chỉ hứa mà không làm.
D. Chỉ giữ đúng lời hứa với thầy cô giáo, còn bạn bè thì không cần.
E. Hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ học tập được giao.
Câu 4:
Em hãy lập kế hoạch cho bản thân để rèn luyện lối sống có trách nhiệm và tạo dựng lòng tin ở cha mẹ, thầy cô giáo và bạn bè theo một số gợi ý sau:
- Xác định những việc cần làm ở nhà, ở trường, lớp.
- Lập thời gian biểu theo ngày/tuần/tháng.
Câu 5:
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Em hãy cho biết, hành vi nào trong những hình ảnh trên là biểu hiện giữ chữ tin hoặc không giữ chữ tín? Vì sao?
Câu 6:
Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
LỜI HỨA
Một cậu bé người Nhật đến nghỉ cuối tuần cùng với ông nội. Họ hẹn gặp nhau tại trạm xe lửa. Khi đứng xếp hàng chờ mua vé, ông nội cậu bé phát hiện ra mình đã để quên ví tiền trên chuyến xe lửa lúc nãy. Không còn một đồng nào, mà ngoài trời thì lạnh như cắt nên ông đánh hỏi mượn cô bán vé 50 yên. Ông hứa sẽ trả lại cô ngay tối hôm đó. Vì sự kính trọng người lớn tuổi nên cô bán vé đã tin tưởng ông và trả tiền vé cho họ.
Một giờ sau, họ về đến làng. Vừa đói, vừa mệt nhưng người ông vẫn lấy ra một ít tiền và nói với người cháu: “Đi nào!”. Người cháu trả lời: “Nhưng ông ơi, cháu đói lắm rồi, vả lại chúng ta sẽ còn quay lại trạm xe lửa sau ba ngày nữa. Lúc đó ông trả lại tiền cho cô ấy cũng được mà!”.
Khoác chiếc áo choàng vào và đưa cho đứa cháu chiếc chăn len, người ông đã 80 tuổi từ tổn choàng tay qua vai cháu và dạy cậu bé bài học có giá trị muôn thuở: “Này cháu, chúng ta phải đến đó ngay đêm nay trước khi quầy vé đóng cửa và trước khi cô ấy về nhà. Đây không phải là chuyện tiền bạc. Đây là vấn đề danh dự. Ta đã hứa với cô ấy và chúng ta phải luôn giữ lời hứa của mình!.Em hãy cho biết vì sao cô bán vé trong câu chuyện đã cho ông của cậu bé vay tiền?
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 2) có đáp án
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 7 năm 2023 có đáp án ( Đề 3)
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 2) có đáp án
Đề kiểm tra giữa học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 7 năm 2023 có đáp án ( Đề 1)
về câu hỏi!