Câu hỏi:

12/07/2024 2,751 Lưu

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1 hãy:

- Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. Cho ví dụ.

- Cho biết ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ.

 

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1 hãy: - Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. (ảnh 1)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Yêu cầu số 1:

- Chức năng và nhiệm vụ của sử học:

+ Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quả khứ (chức năng xã hội).

+ Nhiệm vụ của Sử học là cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.

- Ví dụ: khi nghiên cứu về sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc đổ trước cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nam Việt (năm 179 TCN)

+ Nhiệm vụ của sử học: cung cấp những tri thức khoa học về nguyên nhân thất bại và mốc thời gian sụp đổ của nhà nước Âu Lạc; hướng con người đến tinh thần cảnh giác trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

+ Chức năng sử học: từ sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, như: nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu và hành động của kẻ thù…

Yêu cầu số 2:

- Đoạn trích trong bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ đã phản ánh về nhiệm vụ của sử học:

+ Sử học cung cấp những tri thức khoa học, khách quan về lịch sử, giúp con người hiểu đúng về quá khứ (điều này được thể hiện qua câu: “sử chủ yếu ghi chép công việc; mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm”).

+ Sử học còn có nhiệm vụ giáo dục, nêu gương, hướng con người tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp (điều này được thể hiện qua câu: “tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang Mặt Trời, Mặt Trăng; răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt; người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn”).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

- Ý nghĩa từ lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

+ Hiện thực lịch sử có trước nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. (Điều này thể hiện qua chi tiết: “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần”).

+ Trong quá trình nghiên cứu, ghi chép, nhận thức lịch sử, chúng ta cần phải đề cao nguyên tắc trung thực (tôn trọng những gì đã diễn ra trong quá khứ, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử) và nguyên tắc khách quan (cần nhận thức lịch sử dưới góc nhìn đa chiều, không nên nhận thức phiến diện, một chiều).

Lời giải

* Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

- Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

- Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

- Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

=> Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

* Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)

* Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP