Câu hỏi:
13/07/2024 367Em hãy đọc thông tin trong trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Cơ quan A được giao 100 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để xây dựng công trình B. Sau 1 năm triển khai, mặc dù công trình B chưa hoàn thành và chưa đủ điều kiện thanh toán nhưng cơ quan A vẫn tiến hành lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc nhà nước để chi thanh toán cho công trình B.
a) Theo em, hành vi lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc nhà nước để chi thanh toán cho khối lượng công việc đang thực hiện dở dang, chưa đủ điều kiện thanh toán của cơ quan A là đúng hay sai?
b) Hành vi trên của cơ quan A có vi phạm quy định của pháp luật về chi ngân sách không? Tại sao?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu a) Theo em, hành vi lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc nhà nước để chi thanh toán cho khối lượng công việc đang thực hiện dở dang, chưa đủ điều kiện thanh toán của cơ quan A là đúng. Vì khoản chi này được cơ quan nhà nước được dự toán và thực hiện trong 1 năm.
Yêu cầu b) Hành vi trên của cơ quan A không vi phạm quy định của pháp luật về chi ngân sách. Vì khoản chi này được được dự toán và thực hiện trong 1 năm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, giáo dục nghề nghiệp là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Hằng năm, ngân sách nhà nước đều ưu tiên bố trí kinh phí cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề đảm bảo tỷ lệ theo quy định tại Nghị quyết số 29–NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cụ thể, chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề năm 2019 là 244 835 tỉ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương 28 335 tỷ đồng, ngân sách địa phương 216 500 tỷ đồng), năm 2020 là 258 750 tỷ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung trong 30 250 tỷ đồng, ngân sách địa phương 228 500 tỉ đồng)
(Theo Thời báo tài chính Việt Nam, ngày 12/5/2020)
a) Tại sao Nhà nước chi ngân sách cho công tác giáo dục nghề nghiệp?
b) Vai trò của ngân sách nhà nước ở đây là gì?
Câu 2:
Viết bài luận ngắn (khoảng 300 từ) thể hiện sự phê phán của em về một hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước mà em biết.
Câu 3:
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
A. Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước được thiết lập hằng năm chỉ dùng để Nhà nước điều tiết kinh tế và bình ổn giá cả.
B. Ngân sách nhà nước là dự toán các khoản thu, chi của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
C. Ngân sách Nhà nước là bản dự toán thu chi của Nhà nước để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
D. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước? Vì sao?
A. Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.
B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.
D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước.
Câu 5:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Thông tin 1. Ngày 12/11/2020, với tỉ lệ 92,53% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021. Theo đó, Quốc hội thống nhất tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2021 là 1 343 330 tỷ đồng, tổng số chi ngân sách nhà nước là 1 687.000 tỉ đồng. Quốc hội giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2021 nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh phục hồi tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.
(Theo Tạp chí điện tử Tài chính ngày 12/11/2020)
Thông tin 2. Ngày 03/12/2020, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 1927/QĐ-BTC về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, theo đó, cân đối nguồn thu, chi dự toán ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2021 như sau
- Ngân sách trung ương:
+ Tổng nguồn thu ngân sách trung trong 739 401 tỷ đồng
+ Tổng chi ngân sách trung ương 1058 271 tỷ đồng
+ Bội chi ngân sách trung trong: 318 870 tỷ đồng
- Ngân sách địa phương:
+ Tổng nguồn thu ngân sách địa phương: 954 733 tỷ đồng
+ Tổng chi ngân sách địa phương: 979 533 tỷ đồng
+ Bội chi ngân sách địa phương: 24 800 tỷ đồng
(Theo Bộ Tài chính, Cân đối nguồn thu, chi dự toán ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2021, Cổng công khai ngân sách nhà nước ).
a) Ngân sách nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản nào?
b) Ngân sách nhà nước được thực hiện trong thời gian bao lnâu?
c) Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước ?
d) Ngân sách nhà nước được sử dụng nhằm mục đích gì?
Câu 6:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Điều 34, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13
Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước.
1. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phi và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, dùng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính
3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách
4. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.
a) Nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện Luật Ngân sách nhà nước là gì?
b) Theo Luật Ngân sách nhà nước, công dân có những quyền gì ?
Câu 7:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Cơ cấu thu ngân sách nhà nước
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian qua, công tác quản lý thu ngân sách và cơ cấu ngân sách đã được Bộ Tài chính triển khai quyết liệt với những bước tiến quan trọng. Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2015, tổng thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng, gấp gần hai lần so với giai đoạn 2006 – 2010, binh quân đạt 22,3% GDP. Thu ngân sách nhà nước năm 2016 – 2017 binh quân đạt trên 22% GDP. Năm 2018, thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 1 422,7 nghìn tỷ đồng, vượt 103,5 nghìn tỷ đồng so với dự toán, tăng 64,3 nghìn tỷ đồng so với số bao cáo Quốc hội, tỉ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đạt 25,7% GDP.
Thực tế số thu ngân sách nhà nước qua các năm cho thấy, cơ cấu thu ngân sách ngày càng vững chắc hơn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập.
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước
Chủ trương, chính sách về cơ cấu chi ngân sách nhà nước có nhiều chuyển biến qua từng thời kỳ phát triển của đất nước, góp phần cải thiện rõ nét, cụ thể về quy mô chi ngân sách nhà nước, cơ cấu chi, tỷ trọng chi ngân sách nhà nước cũng đã thay đổi theo hướng tích cực, toàn diện, bền vững. Theo đó, quy mô chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 đạt bình quân 29,8% GDP, giai đoạn 2011 – 2015 bình quân chỉ ngân sách nhà nước đạt mức 29,4% GDP. Kết hợp với thu hút các nguồn vốn khác là nền tảng cho phát triển kinh tế và giải quyết đói nghèo, thực hiện các mục tiêu tiến bộ, công bằng, hướng tới phát triển nhanh bền vững, bảo đảm các nhiệm vụ chi quốc phòng – an ninh, an sinh xã hội.
(Theo Tạp chí điện tử Tài chính ngày 22/4/2019)
a) Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào đối với việc huy động các nguồn lực tài chính đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước?
b) Tại sao ngân sách nhà nước lại có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ?
c) Ngân sách nhà nước đóng vai trò gì trong việc thực hiện điều tiết thu nhập, phát triển an sinh xã hội ?
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Cánh diều Bài 8 có đáp án
về câu hỏi!