Bài tập Thuế có đáp án

  • 604 lượt xem

  • 11 câu hỏi


Câu 3:

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1. Năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 1 507,1 nghìn tỷ đồng, tỉ lệ động viên vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 23,9% GDP (trong đó huy động từ thuế và phí đạt khoảng 19,1% GDP). Chi ngân sách nhà nước ước khoảng 1 781,4 nghìn tỷ đồng, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chỉ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo đời sống nhân dân, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì lạm phát ở mức thấp.

Ngân sách Trung ương đã sử dụng khoảng 12,4 nghìn tỷ đồng dự phỏng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chủ động sử dụng khoảng 8,2 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách địa phương và nguồn lực tại chỗ để chỉ cho công tác phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.

Thông tin 2. Năm 2020, tổng giá trị hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khoảng 129.000 tỷ đồng; trong đó, số tiền thuế, phi, lệ phi và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97 500 tỉ đồng; số được miễn, giảm khoảng 31 500 tỉ đồng,... Tổng thu thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 98% so dự toán, tỉ lệ động viên vào thu ngân sách nhà nước đạt 24% GDP riêng thuế, phi đạt 19,1% GDP. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,23%, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, được quan tâm thực hiện tốt,...

(Theo Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 10/10/2021

a) Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?

b) Thuế có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế - xã hội?


Câu 4:

Em hãy đọc những thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng tại Việt Nam.

Đối tượng chịu thuế các loại hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng nộp thuế tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa (người nhập khẩu) thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu vào hoạt động sử dụng đất phi nông nghiệp.

Đối tượng chịu thuế các loại đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Người nộp thuế: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

Đối tượng chịu thuế các loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế thu vào hàng hoá khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Đối tượng chịu thuế các loại hàng hóa theo quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

Người nộp thuế tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu vào thu nhập của doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thu nhập chịu thuế các loại thu nhập của doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Người nộp thuế doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế thu vào thu nhập của cá nhân có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Thu nhập chịu thuế các loại thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân

Người nộp thuế cá nhân có thu nhập chịu thuế.

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hoạt động khai thác tài nguyên.

Đối tượng chịu thuế các loại tài nguyên theo quy định của Luật Thuế tài nguyên

Người nộp thuế tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Đối tượng chịu thuế các loại hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu.

Người nộp thuế tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thuế sử dụng đất nông nghiệp là loại thuế thu vào hoạt động sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp.

Đối tượng chịu thuế các loại đất theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Người nộp thuế: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế

Yêu cầu a) Em hãy sắp xếp các loại thuế vào hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu? Lấy ví dụ minh hoạ cho từng loại.

Yêu cầu b) Em hãy cho biết tại sao Nhà nước lại thu thuế gián thu?

Yêu cầu c) Em hãy so sánh sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu


Câu 5:

Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi

Thông tin. Luật Quản lý thuế năm 2019, số 38/2019/QH14

Điều 16. Quyển của người nộp thuế

1. Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế.

2. Được nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán .

3. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ổn định thuế, yêu cầu giảm định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 4. Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

5. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế, được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

Điều 17. Trách nhiệm của người nộp thuế

1. Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

3. Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

Tình huống 1. Doanh nghiệp M thuộc diện được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cuối năm khi quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế thông báo số tiền thuế doanh nghiệp M phải nộp lớn hơn nhiều so với dự toán.

Tình huống 2. Doanh nghiệp X mới hoạt động được 1 năm, trong quá trình thực hiện hồ sơ khai thuế, do chưa có kinh nghiệm nên trong hồ sơ khai thuế đã khai không đúng căn cứ tính thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp cho Nhà nước. Sau khi nhận ra sai sót này, doanh nghiệp X đã chủ động nộp đầy đủ thuế cho cơ quan Nhà nước theo đúng quy định.

Yêu cầu a) Em hãy làm rõ các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật thuế. Theo em, nếu chủ thể nộp thuế không thực hiện đăng ký thuê, sử dụng mã số thuế theo đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Yêu cầu b) Theo em, doanh nghiệp M có thể làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình ?

Yêu cầu c) Em hãy nhận xét việc thực hiện trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp X.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận