Câu hỏi:

09/05/2022 673

Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và cùng bạn thảo luận:

Trường hợp 1. Chỉ còn 3 tháng nữa là đến dịp An và các bạn cùng lớp tổ chức đi cắm trại. An tính toàn số tiền cần thiết cho chuyến đi này là 400.000 đồng. Hiện tại, An mới chỉ có 100 000 đồng. An đặt mục tiêu tiết kiệm mỗi tháng 100.000 đồng để đến thời điểm đi sẽ có đủ số tiền dự kiến.

Trường hợp 2. Để mua một chiếc xe đạp với giá 1,2 triệu đồng thì Hưng đã lên kế hoạch cụ thể như sau:

- Dự kiến thời gian thực hiện: 6 tháng.

- Dự kiến số tiền tiết kiệm mỗi tháng là 200.000 đồng (mỗi tuần tiết kiệm 50.000 đồng)

Hưng rất hào hứng và tin tưởng sẽ thực hiện được kế hoạch để có được chiếc xe đạp đồng hành mỗi ngày trên con đường đến lớp.

Trường hợp 3. Hà đang là sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành công nghệ thông tin. Mặc dù đã có máy tính bàn nhưng Hà ước mong sẽ có một chiếc máy tính xách tay. Hà đã xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân trong hai năm, với các mục tiêu cụ thể như tiết kiệm chi tiêu, tiết kiệm các khoản tiền người thân cho; thiết kế đồ họa cho cửa hàng in ấn, quảng cáo để góp phần tăng thu nhập cho bản thân. Hà hi vọng sau hai năm kế hoạch tài chính cá nhân của mình sẽ thành hiện thực.

a) Em hãy mô tả kế hoạch tài chính cá nhân (thời gian, mục tiêu, cách thức thực hiện) của các bạn trong môi trường hợp trên.

b) Theo em, căn cứ vào thời gian để thực hiện thì sẽ có những loại kế hoạch tài chính cá nhân nào? Đối với em, kế hoạch tài chính cá nhân nào dễ thực hiện nhất?

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Yêu cầu a)

- Kế hoạch tài chính cá nhân trong trường hợp 1:

+ Thời gian: 3 tháng.

+ Mục tiêu: tiết kiệm đủ 400.000đ sau 3 tháng.

+ Cách thức thực hiện: tiết kiệm mỗi tháng 100.000 đồng.

- Kế hoạch tài chính cá nhân trong trường hớp 2:

+ Thời gian: 6 tháng.

+ Mục tiêu: có được chiếc xe đạp đồng hành mỗi ngày trên con đường đến lớp.

+ Cách thức thực hiện: tiết kiệm mỗi tháng 200.000 đồng (mỗi tuần 50.000 đồng ).

- Kế hoạch tài chính cá nhân trong trường hợp 3:

+ Thời gian: 2 năm

+ Mục tiêu: có một chiếc máy tính xách tay.

+ Cách thức thực hiện: tiết kiệm chi tiêu, tiết kiệm các khoản tiền người thân cho; thiết kế đồ họa cho cửa hàng in ấn, quảng cáo

Yêu cầu b)

- Theo em, căn cứ vào thời gian để thực hiện thì sẽ có những loại kế hoạch tài chính cá nhân như:

+ Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 3 tháng)

+ Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (tir 3 – 6 tháng).

+ Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (từ 6 tháng trở lên).

- Đối với em, kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn dễ thực hiện nhất

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Còn ba tháng nữa là đến sinh nhật mẹ, H lên kế hoạch tài chính cá nhân để có thể mua một món quà sinh nhật tặng mẹ. Tuần đầu, H làm theo đúng kế hoạch, nhưng tuần thứ hai thì H không thể thực hiện như trước. H không hoàn thành mục tiêu do thói quen chi tiêu không kiểm soát, không tuân thủ kế hoạch đã định. H suy nghĩ không biết có thể mua được món quà sinh nhật tặng mẹ hay không.

Yêu cầu: Em hãy sưu tầm một số quy tắc chi tiêu và chia sẻ cho H để giúp bạn có thể hoàn thành kế hoạch tài chính cá nhân trên.

Xem đáp án » 09/05/2022 3,017

Câu 2:

Em hãy quan sát tranh, đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1. Hằng tháng, Lan lập kế hoạch thu chi của bản thân để cân đối chi tiêu hợp lý, rõ ràng như mua đồ dùng thiết yếu, đồ dùng học tập, giải trí và tiết kiệm. Mục tiêu gần nhất Lan đạt được là mua cuốn từ điển tiếng Anh để phục vụ việc học tập. Thấy Lan lúc nào cũng ghi chép chi tiêu, Hằng là bạn thân cho rằng việc làm này là không cần thiết.

Tình huống 2. Trên đường đi học về, Đức và Khánh nhìn thấy một cửa hàng giày dép mới trên phố. Trong cửa hàng có rất nhiều giầy đẹp, Đức không mảy may suy nghĩ, lấy hết tiền mẹ cho mua đồ dùng học tập để mua một đôi giày thời trang. Thấy vậy, Khánh khuyên bạn không nên chi tiêu tùy hứng. Đức gạt đi và cho rằng không phải tính toán, cân nhắc chi tiêu, hết tiền thi lại xin thêm bố mẹ.

 
Em hãy quan sát tranh, đọc tình huống và trả lời câu hỏi:  Tình huống 1. Hằng tháng, Lan lập kế hoạch thu chi của bản thân để cân đối chi tiêu hợp lý (ảnh 1)

a) Em hãy cho biết việc chi tiêu có kế hoạch đã mang lại lợi ích gì cho Lan. Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ của Hằng? Vì sao?

b) Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của Đức. Nếu là Khánh, em sẽ khuyên Đức như thế nào?

Xem đáp án » 09/05/2022 2,227

Câu 3:

Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Mẹ Lan thường xuyên tính toán và phân chia các khoản thu nhập hằng tháng của gia đình thành các phần gắn với các mục tiêu cụ thể. Việc này được mẹ Lan thực hiện như một thói quen hằng ngày. Bố Lan thì cho rằng việc làm này là không cần thiết, mất thời gian.

a) Theo em, thói quen chi tiêu của mẹ Lan có hợp lý không? Vì sao? 

b) Nếu là Lan, khi nghe bố nói vậy, em sẽ giải thích như thế nào để bố hiểu được tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Xem đáp án » 09/05/2022 2,032

Câu 4:

Em hãy liệt kê các hành động cần làm để cắt giảm thói quen chi tiêu không kiểm soát của bản thân.

Xem đáp án » 09/05/2022 1,640

Câu 5:

Em đồng tình hay không đồng tình với suy nghĩ, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Bạn M cho rằng người dư dả tiền bạc không cần lập kế hoạch tài chính cá nhân

B. Bạn Q lập kế hoạch tài chính cá nhân nhằm chủ động cuộc sống và học tập, cân bằng tài chính cá nhân trong hiện tại và tương lai

C. Bạn V cho rằng, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là của bố mẹ, học sinh thì chưa cần.

D. Bạn X cho rằng, lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp mỗi người đảm bảo tài chính hiện tại, không lãng phi, không bị nợ nần.

Xem đáp án » 09/05/2022 1,095

Câu 6:

Em hãy lập kế hoạch chi tiêu cho sinh hoạt vả học tập theo các bước cụ thể và thực hiện kế hoạch đã lập

Xem đáp án » 09/05/2022 743

Câu 7:

Em hãy cho biết việc làm nào dưới đây thể hiện cách lập kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý? Vi sao?

A. Để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân đã lập, cần thắt chặt chi tiêu và tiêu dùng hạ tiện. 

B. Thường xuyên cập nhật kế hoạch tài chính cá nhân.

C. Đánh giá tình hình tài chính hiện tại trước khi lập kế hoạch tài chính cá nhân

D. Kiểm soát chi tiêu thường xuyên khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

Xem đáp án » 09/05/2022 686

Bình luận


Bình luận