Câu hỏi:
13/05/2022 1,016Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên: “Hãy tiết kiệm lời hứa”
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm của bản thân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây:
- Lời hứa thường xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, ai trong chúng ta cũng từng hứa hẹn và cũng có thể đã từng thất hứa. Cho dù sự thất hứa đó là lỗi vô tình hay cố ý, thì điều đó cũng dẫn tới nỗi buồn cho người khác.
- Vì muốn tránh làm tổn thương và cũng muốn làm hài lòng đối phương, người ta không tiếc dùng những lời nói ngọt ngào, đưa ra những lời hứa hẹn thật tốt đẹp. Có người thản nhiên xem lời hứa như một câu cửa miệng, hứa rồi lại hứa. Cứ hứa mãi, rồi đến một lúc nào đó sẽ không còn mấy ai tin lời hứa của mình nữa. Hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều là biểu hiện của một người không chân thành và thiếu nghiêm túc. Khi lời hứa không thành, họ lại đưa ra rất nhiều lý do để biện hộ. Nếu bạn tạo ra lý do để nói dối người khác, thì chính là bạn tự dối lừa dối bản thân mình; đồng thời đang gây ra sự tổn thương sâu sắc cho người khác.
- Hứa không khó nhưng quan trọng là thời gian, kết quả thực hiện. Mỗi khi hứa hẹn điều gì, chúng ta cần phải có trách nhiệm với chính mình, với người đã hứa và lời hứa. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong đợi, tuy nhiên một khi đã hứa thì cho dù có khó khăn đến mấy cũng phải làm, đừng để lời nói như “gió thoảng, mây bay”. Vì vậy, chúng ta hãy “tiết kiệm lời hứa”, trước khi hứa một việc gì chúng ta cần phải suy nghĩ chín chắn, khả năng làm được thì mới hứa. Hứa trong khả năng của mình để hiệu quả của việc thực hiện lời hứa cao hơn. Giữ gìn lời hứa là một trong những tiêu chí trong việc tạo dựng uy tín và giá trị của một người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây. Vì sao?
a) Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của tất cả mọi người đối với mình.
b) Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín.
c) Để giữ chữ tín, cần phải thực hiện lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào.
d) Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần giữ chữ tín.
e) Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.
Câu 2:
Câu 3:
Em hãy cùng các bạn chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”:
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ thắng.
- Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm đượcCâu 4:
Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các tình huống sau:
a) Ngày thứ Bảy, Y giúp mẹ bán rau. Có khách đến mua rau, họ đã trả tiền và nhờ Y nhặt rau giúp. Nhưng đã cuối ngày mà không thấy người khách quay lại.
b) Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho M nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. M đã cố gắng học và đạt được danh hiệu đó. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khó khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho M.
Câu 5:
Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề “giữ chữ tín trong học sinh” (ví dụ: giữ lời hứa, trung thực trong thi cử…).
Câu 6:
Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín. Vì sao?
a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được. H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.
b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn tiếng Anh. Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ tiếng Anh của D đã tiến bộ.
c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả sau một tuần. Nhưng do bận văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi.”, nên bạn vẫn giữ lại, khi nào đọc xong sẽ trả.
d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm sạch không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo.
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ di sản văn hóa
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 7 năm 2023 có đáp án ( Đề 3)
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 2) có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 14 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Đề kiểm tra cuối học kì 1 GDCD 7 (Đề 1) có đáp án
Đề kiểm tra cuối kì 1 GDCD 7 năm 2023 có đáp án ( Đề 1)
Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1 (có đáp án): Sống giản dị
về câu hỏi!