Bài tập Ứng phó với tâm lí căng thẳng có đáp án

33 người thi tuần này 4.6 0.9 K lượt thi 11 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

- Năm học cấp 2, em đã từng bị các bạn trêu vì ngoại hình mình. Em cảm thấy buồn và lo lắng.

- Em đã tâm sự với chị của mình và nhận được những lời khuyên. Sau đó, thay vì buồn và lo lắng, em đã yêu thương bản thân mình hơn. Em cũng đã kết bạn với những người bạn tốt yêu quý em.

Lời giải

Yêu cầu a) Những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong bức tranh:

- Tranh 1: Căng thẳng do bị các bạn trêu đùa, chế giễu.

- Tranh 2: Căng thẳng do việc học hành, nhiều bài tập và kiến thức.

- Tranh 3: Căng thẳng do bị điểm kém.

- Tranh 4: Căng thẳng bởi chuyện gia đình (bố mẹ có tranh cãi).

Yêu cầu b) Một số tình huống gây tâm lý căng thẳng cho học sinh:

- Tranh cãi, xích mích với bạn bè.

- Lo lắng, căng thẳng khi đến kì thi.

- Mắc lỗi, làm điều sai với người khác.

Lời giải

- Những biểu hiện của cơ thế khi căng thẳng:

+ Tranh 1: Đau đầu

+ Tranh 2: Chảy mồ hôi tay

+ Tranh 3: Buồn, khóc

+ Tranh 4: Đau bụng

+ Tranh 5: Cáu gắt

+ Tranh 6: Chán ăn

+ Tranh 7: cô đơn, muốn tách biệt bản thân với xã hội

- Theo em, khi bị căng thẳng, cơ thể thường có những biểu hiện: đau đầu, buồn nôn, cáu gắt, buồn, mất tập trung, suy giảm trí nhớ,….

- Sắp xếp các biểu hiện vào các nhóm.

+ (1) Thể chất: đau bụng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt

+ (2) Tinh thần: áp lực, hoảng loạn,…

+ (3) Hành vi: cáu gắt, bạo lực, nói chuyện thô lỗ…

+ (4) Cảm xúc: buồn, cô đơn, lo lắng…

Lời giải

Yêu cầu a)

Trường hợp 1:

- Nguyên nhân khiến T bị căng thẳng là:

+ T mệt mỏi vì vừa phải học tập ở trường và trung tâm, không có thời gian thư giãn.

+ Khi kì thi đến, lượng kiến thức ôn tập nhiều khiến T càng thêm lo lắng.

- Hậu quả: T bị đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút.

Tình huống 2:

- Nguyên nhân khiến A bị căng thẳng là: A nhận những tin nhắn kiếm nhã và thiếu văn hóa từ người lạ.

- Hậu quả: hoang mang, lo sợ, mất tập trong học tập, mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng, sợ hãi khi đến trường.

Tình huống 3:

- Nguyên nhân khiến N bị căng thẳng là: N bị dọa đánh vì không có bạn chép bài.

- Hậu quả: N sợ hãi, không dám đến trường.

Tình huống 4:

- Nguyên nhân khiến M bị căng thẳng là: M phải học nhiều nơi học ở trường, học ngoại khóa, học ở nhà; sự thay đổi về thể chất và tâm lí tuổi dậy thì; sự kì vọng của bố mẹ.

- Hậu quả: M cảm thấy áp lực, thu mình, không tiếp xúc với ai, cáu gắt với bố mẹ và em nhỏ.

Yêu cầu b)  

- Những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh:

+ Tranh cãi, xích mích với bạn bè.

+ Lo lắng, căng thẳng khi đến kì thi.

+ Mắc lỗi, làm điều sai với người khác.

- Hậu quả của việc bị căng thẳng:

+ Mất tập trung, kết quả học tập bị giảm sút.

+ Tinh thần mệt mỏi, áp lực.

Lời giải

Yêu cầu a)

Tình huống 1: hải căng thẳng khi phải hùng biện trước toán trường.

- Cách ứng phó: Hải hít thở sâu và tự nhủ rằng bản thân sẽ làm tốt vì đã luyện tập chăm chỉ.

- Kết quả: Hải đã có phần thi ấn tượng và nhận được kết quả tốt.

Tình huống 2: Mai lo sẽ bị bố mẹ trách phạt vì làm mất đồng hồ đeo tay.

- Cách ứng phó: chạy tập thể dục quanh nhà.

- Kết quả: Mai bình tĩnh và đầu óc tỉnh táo hơn.

Tình huống 3: Tuấn căng thẳng vì sợ bốm mẹ biết kết quả học tập sẽ thất vọng.

- Cách ứng phó: bình tĩnh và tự nhủ bản thân sẽ làm tốt hơn.

- Kết quả: Tuấn bình tĩnh hơn và nói chuyện với bố mẹ.

Tình huống 4: Hà căng thẳng vì những tin nhắn đe dọa, nói xấu mình trên mạng.

- Cách ứng phó: nhờ mẹ giúp đỡ.

- Kết quả: Mẹ an ủi, giúp Hà tìm nguyên nhân, nhờ sự giúp đỡ từ cô giáo, nhờ vậy, Hà cũng cảm thấy an tâm hơn, tâm lí ổn định trở lại.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

4.6

187 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%