Câu hỏi:
12/07/2024 1,234Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời:
a) Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?
b) Hãy nêu những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác?
c) Trong các trường hợp trên, các bạn C, H, Q, N đã phải chịu những hậu quả gì? Em hãy liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây:
Tác hại của bạo lực học đường |
|
Đối với học sinh |
|
Đối với gia đình |
|
Đối với nhà trường và xã hội |
|
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu a)
- Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm dnah dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.
- Biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên:
+ Trường hợp 1: chặn đường đánh
+ Trường hợp 2: cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu
+ Trường hợp 3: đánh bạn học
- Một số biểu hiện của bạo lực học đường khác:
+ Đặt điều, lan truyền thông tin không đúng sự thật về bạn.
+ Lăng mạ, chửi bới.
+ Cô lập.
+ Đe dọa, khủng bố.
+ Chê bai, ngược đãi về mặt thể xác và tinh thần
Yêu cầu b)
- Những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên.
+ Trường hợp 1: Do sự thiếu quan tâm vì gia đình, C chơi với những người bạn xấu
+ Trường hợp 2: Mâu thuẫn xảy ra trên mạng xã hội
+ Trường hợp 3: Q nghĩ N cố tình làm mình xấu mặt nên đã đánh N
- Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhận khác như:
+ Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh
+ Do thiếu kiến thức, kĩ năng xấu
+ Môi trường xã hội không lành mạnh
+ Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục, gia đình, ….
Yêu cầu c)
- Các bạn C, H, Q, N đã phải chịu những hậu quả:
+ Trường hợp 1: bạn học bị thương và C bị nhà trường kỉ luật
+ Trường hợp 2: H có dấu hiệu bị trầm cảm, khủng hoảng tâm lí
+ Trường hợp 3: Q và N bị nhà trường kỉ luật
- Liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây:
Tác hại của bạo lực học đường |
|
Đối với học sinh |
- Về mặt thể chất: bị thương, bị đau… - Về mặt tinh thần: lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, áp lực, sợ hãi, học tập sa sút,…. |
Đối với gia đình |
- Lo lắng, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình,… |
Đối với nhà trường và xã hội |
- Chất lượng giáo dục giảm sút - Môi trường học của học sinh bị ảnh hưởng,… |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường và thuyết minh về sản phẩm đó.
Câu 2:
Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức và ghi lại cảm xúc, cách phòng chống bạo lực học đường mà em rút ra qua các hoạt động đó.
Câu 3:
Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây:
a) Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt G vì G nhỏ bé và nhút nhát.
b) S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe dọa không được kể với ai.
c) Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q liền lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.
d) N muốn bỏ học vì bị nhiều bạn ở trường chế giễu.Câu 4:
Đóng vai xử lý các tình huống dưới đây:
a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuống nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng bạn không đồng ý mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.
Nếu là N, em sẽ xử lý tình huống này như thế nào? Vì sao?
b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.
Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
c) Nhiều lần bị một số bạn trong trường trấn lột tiền ăn sáng nhưng D giấu không kể lại với gia đình.
Nếu là bạn thân của D, em sẽ nói gì với D?
Câu 5:
Em hãy kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ và cảm nhận gì về hành vi đó?
Câu 6:
Hãy đề xuất các biện pháp phù hợp để phòng tránh bạo lực học đường khi xuất hiện những tình huống sau:
a) Em nhận được tin nhắn hoặc thư đe dọa từ người khác.
b) Một người bạn đang có mâu thuẫn với em hẹn ở lại trường nói chuyện riêng sau buổi học.
c) Một nhóm học sinh cùng trường yêu cầu em tới chỗ vắng với thái độ khó chịu, đe dọa.
d) Em vô tình nghe thấy nhóm bạn nam cùng lớp bàn kế hoạch cuối buổi học chặn đường đánh một bạn lớp bên cạnh.
về câu hỏi!