Câu hỏi:

21/05/2022 26,731

Cho phản ứng của các chất ở thể khí: X + Y → XY

Biết tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ của các chất tham gia phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình hoá học.

a) Hãy viết phương trình tốc độ của phản ứng này.

b) Ở một nhiệt độ xác định, hằng số tốc độ của phản ứng này là 2,5.10-4 L/(mol.s). Nồng độ đầu của X và Y lần lượt là 0,02 M và 0,03 M. Hãy tính tốc độ phản ứng:

– Tại thời điểm đầu.

– Tại thời điểm đã hết một nửa lượng X.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Phương trình tốc độ của phản ứng: v = k.CX.CY

b) Tốc độ phản ứng tại thời điểm đầu là:

v = 2,5.10-4.0,02.0,03 = 1,5.10-7 (mol/(L.s))

- Tại thời điểm đã hết một nửa lượng X

Nồng độ X còn 0,01M và đã phản ứng 0,01M

X          +          Y              XY0,01M      0,01M

Theo phương trình, nồng độ Y phản ứng là 0,01M

Tại thời điểm xét, nồng độ Y còn 0,03M – 0,01M = 0,02M

v = 2,5.10-4.0,01.0,02 = 5.10-8 (mol/(L.s))

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phản ứng tạo NO từ NH3 là một giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất nitric acid: 4NH3(g) +5O2(g) → 4NO(g) + 6H2O(g)

Hãy nêu một số cách để tăng tốc độ phản ứng này.

Xem đáp án » 21/05/2022 13,850

Câu 2:

Xét phản ứng: H2 + Cl2 → 2HCl.

Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau:

Xét phản ứng: H2 + Cl2 → 2HCl. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau: (ảnh 1)

a) Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất nào?

b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này.

Xem đáp án » 21/05/2022 12,955

Câu 3:

Thực hiện hai phản ứng phân huỷ H2O2 một phản ứng có xúc tác MnO2, một phản ứng không xúc tác. Đo thể tích khí oxygen theo thời gian và biểu diễn trên đồ thị như hình bên:

Thực hiện hai phản ứng phân huỷ H2O2 một phản ứng có xúc tác MnO2, một phản ứng không xúc tác. Đo thể tích khí oxygen theo thời gian và biểu diễn trên đồ thị như hình bên: (ảnh 1)

Đường phản ứng nào trên đồ thị (Hình 19.6) tương ứng với phản ứng có xúc tác, với phản ứng không có xúc tác?

Xem đáp án » 21/05/2022 8,077

Câu 4:

Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây?

N2(g) + 3H2(g) to,xt  2NH3(g)                             (1)

CO2(g) + Ca(OH)2(aq) CaCO3(s) + H2O (l)        (2)

SiO2(s) + CaO(s) CaSiO3(s)                                (3)

BaCl2(aq) + H2SO4(aq) BaSO4(s) + 2HCl(aq)    (4)

Xem đáp án » 21/05/2022 5,173

Câu 5:

Nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng:

CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O

Chuẩn bị: 2 bình tam giác, dung dịch HCl 0,5 M, đá vôi dạng viên, đá vôi đập nhỏ.

Tiến hành:

- Cho cùng một lượng (khoảng 2 g) đá vôi dạng viên vào bình tam giác (1) và đá vôi đập nhỏ vào bình tam giác (2).

- Rót 20 mL dung dịch HCl 0,5 M vào mỗi bình.

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Phản ứng trong bình nào có tốc độ thoát khí nhanh hơn?

2. Đá vôi dạng nào có tổng diện tích bề mặt lớn hơn?

3. Nêu ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Xem đáp án » 21/05/2022 5,171

Câu 6:

Ở 20 °C, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 30 °C, tốc độ phản ứng này là 0,15 mol/(L.min).

a) Hãy tính hệ số nhiệt độ Van't Hoff của phản ứng trên.

b) Dự đoán tốc độ phản ứng trên ở 40 °C (giả thiết hệ số nhiệt độ γ trong khoảng nhiệt độ này không đổi).

Xem đáp án » 21/05/2022 5,135

Bình luận


Bình luận