Câu hỏi:

13/07/2024 16,635

Nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng:

CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O

Chuẩn bị: 2 bình tam giác, dung dịch HCl 0,5 M, đá vôi dạng viên, đá vôi đập nhỏ.

Tiến hành:

- Cho cùng một lượng (khoảng 2 g) đá vôi dạng viên vào bình tam giác (1) và đá vôi đập nhỏ vào bình tam giác (2).

- Rót 20 mL dung dịch HCl 0,5 M vào mỗi bình.

Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:

1. Phản ứng trong bình nào có tốc độ thoát khí nhanh hơn?

2. Đá vôi dạng nào có tổng diện tích bề mặt lớn hơn?

3. Nêu ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

1. Phản ứng trong bình tam giác (2) chứa đá vôi đập nhỏ có tốc độ thoát khí nhanh hơn.

2. Đá vôi khi đập nhỏ có diện tích bề mặt lớn hơn.

3. Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, số va chạm giữa các chất đầu tăng lên, số va chạm hiệu quả cũng tăng theo, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

a) Phương trình tốc độ của phản ứng: v = k.CX.CY

b) Tốc độ phản ứng tại thời điểm đầu là:

v = 2,5.10-4.0,02.0,03 = 1,5.10-7 (mol/(L.s))

- Tại thời điểm đã hết một nửa lượng X

Nồng độ X còn 0,01M và đã phản ứng 0,01M

X          +          Y              XY0,01M      0,01M

Theo phương trình, nồng độ Y phản ứng là 0,01M

Tại thời điểm xét, nồng độ Y còn 0,03M – 0,01M = 0,02M

v = 2,5.10-4.0,01.0,02 = 5.10-8 (mol/(L.s))

Lời giải

a) Đồ thị trên mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của HCl vì nồng độ của HCl tăng dần từ 0 mol/L theo thời gian.

b) Đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này là mol/(L.min).

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP