Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Nhận biết đường khử (phản ứng Benedict)
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Nhận biết đường khử có trong các dung dịch bằng phản ứng Benedict.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: dịch chiết quả tươi (cam, chuối chín,…).
- Hóa chất: dung dịch glucose 5%, dung dịch sucrose 5%, nước cất, thuốc thử Benedict (chứa Cu2+ trong môi trường kiềm).
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet nhựa (1 – 3 mL).
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Lấy bốn ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
- Bước 2: Cho 1 mL nước cất vào ống 1; 1 mL dịch chiết quả tươi vào ống 2; 1 mL dung dịch glucose 5% vào ống 3; 1 mL dung dịch sucrose 5% vào ống 4.
- Bước 3: Thêm 1 mL thuốc thử Benedict vào từng ống nghiệm và lắc đều.
- Bước 4: Kẹp đầu ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun sôi dung dịch trong mỗi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 5: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
STT |
Kết quả |
Giải thích |
Ống 1 |
Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 1 chứa nước cất, không chứa các loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict. |
Ống 2 |
Xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 2 chứa dịch quả tươi, trong dịch quả tươi chứa nhiều loại đường trong đó có các đường khử như glucose. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, các loại đường khử sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). |
Ống 3 |
Xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 3 chứa glucose, glucose là loại đường khử. Trong môi trường kiềm và nhiệt độ cao, glucose sẽ khử Cu2+ (màu xanh dương) tạo thành Cu2O (kết tủa màu đỏ gạch). |
Ống 4 |
Không xuất hiện kết tủa đỏ gạch |
Ống 4 chứa sucrose, sucrose không phải là loại đường khử nên không tạo ra phản ứng kết tủa với thuốc thử Benedict. |
5. Kết luận:
- Trong tế bào của các loại quả chín có chứa một số đường khử.
- Có thể nhận biết các loại đường khử bằng phản ứng tạo kết tủa đỏ gạch với thuốc thử Benedict.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích?
Câu 2:
Quan sát hình 6.6 và nêu những đặc điểm giống nhau giữa tinh bột và glycogen, những đặc điểm khác nhau giữa tinh bột và cellulose về cấu tạo mạch carbon. Những đặc điểm này có liên quan gì đến chức năng dự trữ của tinh bột, glycogen và chức năng cấu trúc của cellulose?
Câu 3:
Bệnh thiếu máu do hồng cầu hình lưỡi liềm là hậu quả của đột biến thay thế amino acid glutamic acid ở vị trí số 6 thành valine trong một chuỗi polypeptide của hemoglobin, làm cho phân tử protein chuyển thành dạng chuỗi dài và thay đổi hình dạng hồng cầu. Bậc cấu trúc nào của hemoglobin bị biến đổi?
Câu 4:
Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein?
Câu 5:
Vì sao khi giám định quan hệ huyết thống hay truy tìm dấu vết tội phạm, người ta thường thu thập các mẫu có chứa tế bào như niêm mạc miệng, chân tóc,…?
Câu 6:
Dựa vào hình 6.11, cho biết đặc điểm cấu tạo nào của phospholipid phù hợp với chức năng của màng sinh chất.
Câu 7:
về câu hỏi!