Câu hỏi:
12/07/2024 664Trong phát triển kinh tế - xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi, khó khăn gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Thuận lợi
- Vị trí địa lí:
+ Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam và các quốc lộ Đông - Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc - Nam.
+ Tiếp giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.
+ Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Tự nhiên:
+ Khí hậu nắng nóng quanh năm, thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối, du lịch biển quanh năm.
+ Vùng có các bãi tôm, bãi cá lớn với hai ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa - Trường Sa mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú => Phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+ Có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng nổi tiếng để phát triển du lịch; các vịnh biển kín gió nước sâu thuận lợi xây dựng cảng biển (Dung Quất, Nha Trang…).
+ Tiềm năng khoáng sản biển: có dầu khí, muối, cát thủy tinh, titan.
+ Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.
+ Rừng cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư khá đông, cần cù khỏe mạnh, là nguồn lao động dồi dào và năng động cho vùng, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác nghề cá.
+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (vùng ven biển phía Đông, vùng Đông Nam Bộ).
+ Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng khá phát triền và đang được nâng cấp hoàn thiện (đường bộ, sân bay, cảng biển…).
+ Thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.
+ Trong vùng đã hình thành một chuỗi các đô thị tương đối lớn, các khu kinh tế ven biển (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết) là hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
+ Vùng có nhiều di tích văn hóa - lịch sử: phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
* Khó khăn
- Tự nhiên:
+ Mùa hạ chịu hiệu ứng phơn khô nóng, vùng cực Nam Trung Bộ có hiện tượng hoang mạc hóa.
+ Chịu ảnh hưởng của bão, hiện tượng cát chảy.
+ Sông có lũ lên nhanh, mùa khô lại rất cạn.
- Kinh tế - xã hội:
+ Đời sống kinh tế - xã hội các dân tộc ở vùng núi phía Tây còn gặp nhiều khó khăn.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa phát triển đồng bộ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tỉnh/thành nào dưới đây có nạn hạn hán kéo dài nhất ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ?
Câu 2:
Thế mạnh về tự nhiên nào dưới đây đã tạo cho vùng Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông?
Câu 3:
Việc xây dựng các công trình thuỷ điện ở Tây Nguyên không phải nhằm mục đích nào dưới đây?
Câu 4:
Tỉnh nào dưới đây nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia?
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
Trắc nghiệm Địa 9 Bài 1 (có đáp án): Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (phần 2)
30 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 9 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Chân trời sáng tạo Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Địa 9 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
về câu hỏi!