Câu hỏi:
11/07/2024 3,392Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.
a) Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.
b) Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng)
c) Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. (Vũ Khoan)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a)
- Biện pháp liệt kê:
+ chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý
+ khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc
- Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại là:
Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là tinh hoa của dân tộc, là khí phách của dân tộc.
- Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em: Em cảm thấy đảo vị trí “chân đạp đất Việt Nam” lên trước “đầu đội trời Việt Nam” giống với câu thành ngữ: “đầu đội trời, chân đạp đất” và đảo “tinh hoa của dân tộc” lên trước “khí phách của dân tộc” nghe thuận hơn.
b)
- Biện pháp liệt kê:
+ nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi
+ người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ
+ hiểu biết, học hỏi
- Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em không sắp xếp lại: Câu này em thấy sắp xếp như tác giả là hợp lí nhất.
c)
- Biện pháp liệt kê:
+ tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh
- Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại là:
Trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh nếu muốn biến hoài bão đó thành hiện thực.
- Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em: Em đảo cụm gồm các từ liệt kê “cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh” lên đầu để nhấn mạnh câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để:
a) Lên án giặc ngoại xâm.
b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.
c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.
d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.
e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.
Câu 2:
Hai câu in đậm dưới đây áp dụng biện pháp tu từ nào để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta? Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp như thế nào?
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đến một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi)
Câu 3:
Hãy viết một đoạn văn nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp liệt kê. (10 mẫu)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!