Câu hỏi:
08/06/2022 1,366Hãy viết một đoạn văn nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp liệt kê. (10 mẫu)
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
I. Dàn Ý Nêu Ý Kiến Về Giọng Văn Hào Hùng Của Đại Cáo Bình Ngô
1. Mở đoạn: giới thiệu văn bản.
2. Thân đoạn: nêu ý kiến về giọng văn hào hùng của "Đại cáo bình Ngô":
- Lời lẽ, giọng điệu hùng hồn khi khẳng định về chủ quyền, truyền thống văn hóa, lịch sử nước ta.
- Giọng điệu căm tức khi nói về tội ác của quân thù.
- Giọng điệu đanh thép, mạnh mẽ khi tái hiện những chiến thắng vẻ vang.
3. Kết đoạn: nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm.
Trong đoạn 1 của bài thơ “Đại cáo bình Ngô” chúng ta có thể thấy ngay tư tưởng nhân nghĩa, lòng tự hào, tự tôn dân tộc được thể hiện rất rõ ràng. Nguyễn Trãi đã cất giọng, khẳng khái xưng danh hiệu tên nước: “Như nước Đạ Việt ta từ trước” và khẳng định: “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đúng thế, đây là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có một nền văn hiến đã rất lâu đời, có những “phong tục” tập quán rất riêng không trùng lặp với bất cứ quốc gia nào khác, và quan trọng hơn nữa, đã bao thế kỉ qua, nó vẫn cứ tồn tại bình đẳng và đầy kiêu hãnh bên cạnh cách triều đại của các hoàng đế Trung Hoa. Bên cạnh những giá trị nội dung khẳng định chủ quyền dân tộc, Nguyễn Trãi sử dụng giọng văn đĩnh đạc, hào hùng, trang nghiêm, lý lẽ sắc bén, đanh thép và và lối diễn đạt sóng đôi, cân xứng của những câu văn biền ngẫu đã khẳng định và ngợi ca tầm vóc lịch sử lớn lao của Đại Việt, biểu lộ một ý chí, tự cường dân tộc cao độ.
Trong "Đại cáo bình Ngô", Nguyễn Trãi đã có những lời lẽ, giọng điệu hết sức hào hùng. Đề cập tới truyền thống văn hóa, chủ quyền của đất nước, ông dùng giọng điệu chắc nịch, hùng hồn. Tiếp đến, khi phơi bày sự độc ác của giặc Minh, giọng điệu chuyển sang căm thù. Cuối cùng, để khắc họa những chiến thắng mà quân ta giành được, giọng văn lại vô cùng mạnh mẽ, đanh thép và tràn đầy khí thế. Qua đây, ta càng thêm ngưỡng mộ, nể phục tài năng nghệ thuật đỉnh cao của Nguyễn Trãi. Theo thời gian, tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" sẽ sống mãi trong tâm tưởng mỗi người dân Việt Nam bởi các giá trị nhân văn, tốt đẹp.
=> Biện pháp liệt kê: mạnh mẽ, đanh thép và tràn đầy khí thế.
Trong tác phẩm "Đại cáo bình Ngô", Nguyễn Trãi đã sử dụng linh hoạt nhiều giọng điệu. Trước hết, ngay ở phần mở đầu, tác giả dùng lí lẽ, giọng điệu hùng hồn để khẳng định về tư tưởng nhân nghĩa, nền độc lập dân tộc và truyền thống văn hóa của nước ta. Tiếp đến, khi tố cáo tội ác kẻ thù, giọng văn thay đổi thành căm tức. Tái hiện chiến thắng dồn dập của nghĩa quân, tác giả lại sử dụng giọng điệu đanh thép, mạnh mẽ, sôi nổi. Hay trong phần kết bài cáo, giọng điệu chuyển thành trầm ngâm, chất chứa bao suy tư. Có thể nói, bằng ngòi bút tài hoa cùng giọng văn hào hùng, Nguyễn Trãi đã mang đến một tác phẩm giàu ý nghĩa và giá trị.
=> Biện pháp liệt kê: tư tưởng nhân nghĩa, nền độc lập dân tộc và truyền thống văn hóa.
Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc, khi thì căm phẫn sục sôi trước tội ác của kẻ thù, khi thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân tộc, đất nước.
Là một áng văn lưu danh thiên cổ khi nó tổng kết lại quá trình kháng chiến chống quân Minh xâm lược trong mười năm của nghĩa quân lam Sơn. Đồng thời, bài cáo còn thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của quân và dân, truyền thống bảo vệ nền độc lập dân tộc bất khuất và tinh thần nhân nghĩa, vì nhân dân, vì con người xuyên suốt cả tác phẩm. Với bút pháp chính luận kết hợp với trữ tình qua giọng văn truyền cảm, mạnh mẽ, Bình Ngô đại cáo xứng đáng là áng “thiên cổ hùng văn”, được người đọc ca tụng muôn đời. Bài cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu thông dụng, dùng để thông báo, tuyên bố về một sự kiện trọng đại của quốc gia, của dân tộc.
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô - mẫu 6
Sau khi đọc "Đại cáo bình Ngô", em vô cùng ấn tượng với giọng văn hào hùng, đanh thép của tác phẩm. Nguyễn Trãi đã khéo léo kết hợp nhiều giọng điệu để phù hợp với từng nội dung trong bài cáo. Đó là giọng điệu hùng hồn khi nhắc tới tư tưởng nhân nghĩa, nền văn hiến và chủ quyền dân tộc. Hay còn là giọng mạnh mẽ, sôi nổi khi nói về những chiến thắng vẻ vang, lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn. Tất cả đã góp phần tô đậm, khẳng định ý chí, khí thế và sức mạnh của người Việt. Qua đây, em càng thêm yêu mến, tự hào và trân trọng những áng văn hào hùng như "Đại cáo bình Ngô".
=> Biện pháp liệt kê: ý chí, khí thế và sức mạnh.
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô - mẫu 7
"Đại cáo bình Ngô" là một trong số những tác phẩm lấp lánh chủ nghĩa yêu nước sâu sắc của Nguyễn Trãi. Bắt nguồn từ niềm tự hào dân tộc, từ sức mạnh làm nên chiến thắng, chất hào hùng trong Bình Ngô đại cáo đã trở thành một biểu tượng tinh thần của một thời đại đấu tranh bảo vệ chủ quyền của quốc gia Đại Việt. Khi nói về tư tưởng nhân nghĩa và độc lập, chủ quyền dân tộc bằng giọng điệu khẳng định chắc nịch, hùng hồn. Còn khi nói cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, những chiến công của quân ta giọng điệu của Nguyễn Trãi một lần nưã thể hiện sự đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ cùng với lòng tự hào khi nói về sự thất bại nhục nhã, thảm hại của kẻ thù giọng điệu mỉa mai châm biếm. Qua đó, ta thấy được Đại cáo bình Ngô dưới ngòi bút, sự tài năng của Nguyễn Trãi, lột tả được cuộc kháng chiến chính nghĩa, hào hùng, thấy được tấm lòng nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô - mẫu 8
Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là một tác phẩm sâu khắc khẳng định nền độc lập của dân tộc. Không khác một bản tuyên ngôn sau chiến thắng, giọng điệu của tác phẩm thể hiện rõ khí khái của bên chiến thắng, cũng là niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Nguyễn Trãi đã thay đổi rất nhiều giọng điệu trong tác phẩm, và chúng đều được vận dụng một cách khéo léo, linh hoạt. Khi nói về cuộc sống của người dân trong những năm Bắc thuộc, tác giả dùng giọng điệu đau thương, khi khẳng định chủ quyền, ông lại dùng sự hùng hồn, chắc nịch. Khi nghĩa quân Lam Sơn khởi nghĩa, giọng văn lại thay đổi thành đanh thép, mạnh mẽ. Và cuối cùng, với thắng lợi giành được, ông cũng thể hiện sự mỉa mai với những thất bại của quân thù. Qua tất cả, Nguyễn Trãi tự hào khẳng định lại chủ quyền của dân tộc, cũng nêu lên được quyền bất khả xâm phạm của một dân tộc. Nguyễn Trãi đã dùng vô cùng nhuần nhuyễn giọng điệu hào hùng trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô. Nó được thể hiện rõ ràng qua những đoạn khẳng định chủ quyền dân tộc, thể hiện niềm tự hào với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và niềm hân hoan chiến thắng trong ngày độc lập. Giọng văn ấy thấm sâu vào tâm trí người đọc, dẫn dắt những cảm xúc người đọc đi theo những hoàn cảnh trong từng phần. Bởi không chỉ có những lúc tự hào, có nhiều đoạn tác giả còn thể hiện những nét biểu cảm khác như niềm thương xót cuộc sống người dân hoặc sự mỉa mai, khinh bỉ trước sự thất bại của kẻ thù. Tóm lại, trong tác phẩm, giọng văn chủ đạo là giọng văn hào hùng, đây cũng là điều quan trọng và cần thiết.
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô - mẫu 9
Bằng ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Trãi đã sử dụng giọng văn hào hùng và đanh thép để tạo nên một tác phẩm đi vào lịch sử. Những chi tiết được sử dụng nhiều nhất giọng văn này là phần khẳng khẳng định chủ quyền của dân tộc, ca ngợi thắng lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Giọng văn này được sử dụng rất đúng thời điểm, có tác dụng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của Bình Ngô đại cáo. Nhờ đó, người đọc sau này khi đọc tác phẩm, có thể dễ dàng cảm nhận được những niềm tự hào mà người xưa gửi vào văn thơ.
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô - mẫu 10
Điều ấn tượng nhất đối với độc giả khi đọc tác phẩm Bình Ngô đại cáo chính là giọng văn của tác phẩm. Nguyễn Trãi đã khéo léo lồng ghép nhiều cảm xúc và giọng điệu của mình vào tác phẩm để khiến người đọc thêm hiểu rõ về những thời kỳ của cuộc sống nhân dân. Những tuyên bố, khẳng định chắc nịch của ông khiến cho những điều ông nói trở thành những điều tất yếu trong hiện thực. Vậy nên, chúng ta cũng hiểu được rằng, cuộc chiến khi ấy là cuộc chiến trang có nghĩa đem lại hòa bình, cuộc khởi nghĩa thắng lợi trong bao niềm mong đợi của nhân dân.
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về giọng văn hào hùng của Đại cáo bình Ngô - mẫu 11
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi như một bản tuyên ngôn sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng. Ông dùng giọng điệu hào hùng làm chủ đạo, những tuyên bố đều trở nên đúng đắn và thấm vào suy nghĩ của người đọc. Cũng nhờ chất văn, tác phẩm có tác động đến tư tưởng của những người đọc, để mọi người thấy được những khó khăn của nhân dân, những hy sinh và cả khó khăn phải trải qua trong cuộc kháng chiến này. Thắng lợi đến không dễ, cuối bài Nguyễn Trãi cũng một lần nữa dùng giọng điệu khẳng định chủ quyền, nền độc lập của đất nước.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm và nêu tác dụng của một số biện pháp tu từ liệt kê mà Nguyễn Trãi đã sử dụng trong văn bản Đại cáo bình Ngô để:
a) Lên án giặc ngoại xâm.
b) Thể hiện quyết tâm giành lại non sông của chủ tướng Lê Lợi.
c) Nói lên khó khăn, thử thách mà nghĩa quân đã trải qua.
d) Miêu tả thất bại thảm hại của quân giặc.
e) Ca ngợi chiến thắng vang dội của quân ta.
Câu 2:
Tìm biện pháp liệt kê trong các câu dưới đây. Ngoài cách sắp xếp từ ngữ trong phép liệt kê của tác giả, em có thể sắp xếp lại như thế nào? Giải thích cách sắp xếp từ ngữ của em.
a) Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng người dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.
b) Kỉ niệm Nguyễn Trãi là nhớ Nguyễn Trãi, nhắc Nguyễn Trãi, làm quen với Nguyễn Trãi hơn nữa: người làm chính trị, người làm quân sự, người nghiên cứu lịch sử nước nhà, người làm văn, làm thơ đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa. (Phạm Văn Đồng)
c) Muốn biến hoài bão đó thành hiện thực thì trong hành trang của chúng ta càng cần đến tính cần cù, lòng hiếu học, trí thông minh. (Vũ Khoan)
Câu 3:
Hai câu in đậm dưới đây áp dụng biện pháp tu từ nào để khẳng định chủ quyền quốc gia và nền độc lập của nước ta? Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp như thế nào?
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đến một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi)
về câu hỏi!