Câu hỏi:
12/07/2024 1,583Vì sao hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em"? Từ đó, hãy viết một đoạn văn nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ. (10 mẫu)
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước. Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, nhưng cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hòa trong vẻ đẹp thiên nhiên mỹ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.
Mẫu 2
Hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em, bởi mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau". Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương. - Đoạn văn tham khảo: Đọc bài thơ “Đi trong hương tràm, ta cứ ngỡ bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng… Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ. Phải chăng đó mới chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mỹ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống?
Mẫu 3
Hình tượng “tràm” trong bài thơ “Đi trong hương tràm” có thể gắn với kỉ niệm riêng về tình yêu của nhân vật trữ tình với người “em” trong bài thơ. Bởi vậy khi vắng “em”, kí ức và nỗi nhớ xưa ùa về nhắc nhớ trái tim “anh”. Mỗi vùng quê khác nhau có thể có những loài cây, loài hoa đặc trưng gắn bó sâu nặng với con người và mảnh đất miền quê ấy. Vì vậy, tình yêu lứa đôi trong sáng, sâu nặng, thủy chung cũng thường được con người cảm nhận gắn liền với những hình ảnh thân thuộc, gần gũi, yêu thương của quê hương như hương tràm, hóa tràm, bóng tràm, lá tràm. Tình yêu đôi lứa đã hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.
Mẫu 4
Lời ca của những người lính đảo xa cất lên sao mà mê đắm! Giữa mây trời lồng lộng, giữa gió và cát mang theo hơi mặn của biển khơi, giữa những tảng đá san hô, một sân khấu nhỏ được dựng lên. Đó là sân khấu của những ca sĩ vô cùng đặc biệt – mệnh danh là những ông sư của biển cả. Họ cất lên tiếng hát giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây. Điệu hát của họ, khi thì dịu dàng say đắm, lúc lại tự hào, hào hùng cất lên, khiến người nghe không khỏi thổn thức. Bài hát của họ lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước. Hát tình ca để khẳng định tình yêu thủy chung, khẳng định chủ quyền đất nước với biết bao khát vọng bình thường mà tạo hóa ban cho. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được.
Mẫu 5
Hình ảnh cây tràm trong bài thơ “Đi trong hương tràm” có thể liên tưởng đến nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình về tình yêu dành cho “em” trong bài thơ. Mỗi cảnh quan khác nhau đều có những loại cây và hoa đặc trưng có liên quan sâu sắc đến con người và vùng đất trong cảnh quan đó. Vì vậy, những người gắn liền với những hình ảnh thân thuộc, gần gũi và trìu mến của quê hương như hương tràm, hoa tràm, quả cầu và lá tràm thường cảm nhận được tình yêu trong sáng, sâu nặng và thủy chung. Tình yêu đôi lứa đã hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.
Mẫu 6
Quê hương, đất nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Bởi vậy, chúng ta cần có tình yêu quê hương, đất nước. Đó là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào của con người dành cho quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước. Lịch sử dân tộc đã phải trải qua nhiều năm đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Bất kì một thời đại nào, nhân dân cũng đoàn kết một lòng để đánh bại kẻ thù, giành lại độc lập cho đất nước. Hòa bình lặp lại, chúng ta lại cùng chung tay để khắc phục hậu quả của chiến tranh, xây dựng lại quê hương giàu đẹp. Hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước được xuất phát từ những điều nhỏ bé. Chúng ta yêu cánh đồng quê hương, xóm làng thân thuộc hay con đường vẫn đi qua. Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Mẫu 7
Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tình cảm đó lại được biểu hiện theo một cách riêng. Nếu trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân Việt Nam cùng đồng lòng để đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Biết bao nhiêu con người đã hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân. Thì khi đất nước được hòa bình, chúng ta lại yêu quê hương, đất nước với nhiều hành động khác. Mỗi người luôn nhớ về nguồn cội, biết ơn thế hệ trước. Chúng ta cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý thức cần phải coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tình yêu quê hương, đất nước cũng có thể đến từ nhiều điều nhỏ bé như yêu con đường, xóm làng hay cánh đồng… Như vậy, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng và ý thức phát huy tình cảm tốt đẹp này.
Mẫu 8
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
(Quê hương, Giang Nam)
Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thật đẹp đẽ, thiêng liêng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy tình cảm tốt đẹp đó. Trong quá khứ, rất nhiều thế hệ đ ã ngã xuống để bảo vệ cho nền độc lập, hòa bình của dân tộc. Đến hiện tại, tình yêu quê hương đất nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt để tương lai góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước đến nhân dân trong nước và quốc tế. Ý thức trách nhiệm, cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, những nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời… Mỗi người hãy nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp này, để xứng đáng với nguồn gốc của mình.
Mẫu 9
Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm tốt đẹp. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào với truyền thống yêu nước vẻ vang. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, biết bao con người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh - khi còn trẻ vốn là một chàng thanh niên giàu lòng yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nhân dân lầm than khổ cực, Người đã quyết tâm ra đi và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Bác luôn nhớ về mảnh đất quê hương, với một lòng mong mỏi, yêu thương. Bác chính là tấm gương sáng cho lòng yêu quê hương, đất nước. Khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Lòng yêu xóm làng thân thuộc, cánh đồng lúa chín hay con người thôn quê. Tinh thần nỗ lực học tập để tương lai trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nét đẹp truyền thống dân tộc. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ được tình cảm thiêng liêng, quý giá đó trong trái tim của mình.
Mẫu 10
Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước có thể được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Trong lịch sử dân tộc đã có hàng nghìn năm chống lại kẻ thù phương Bắc. Sau đó, chúng ta phải kể đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trong bất cứ thời đại nào, nhân dân Việt Nam vẫn đồng lòng, chung sức vì một tình yêu to lớn. Thế trẻ hôm nay cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó. Từ việc nhỏ nhất là cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Đến việc lớn lao như kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dù nhỏ bé hay lớn lao thì cũng đều là tấm lòng đáng trân trọng. Tinh thần yêu nước chắc chắn sẽ là một sức mạnh to lớn để đất nước Việt Nam, con người Việt Nam ngày càng phát triển.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em"? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.
Câu 2:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai? Vì sao em xác định như vậy?
Câu 3:
- Đọc trước bài thơ Đi trong hương tràm và tìm hiểu, ghi chép những thông tin về nhà thơ Hoài Vũ.
- Nghe bài hát Đi trong hương tràm do nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc từ bài thơ này. Bài hát mang đến cho em những cảm xúc như thế nào?
- Tìm hiểu thêm về đặc điểm của cây tràm, sự gắn bó giữa cây tràm với cuộc sống của người dân Đồng Tháp Mười nói riêng, người dân Đồng bằng sông Cửu Long nói chung
Câu 4:
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?
Câu 6:
Cách diễn đạt của khổ thơ này có gì giống và khác với khổ 2?
về câu hỏi!