Câu hỏi:

12/07/2024 2,545

Từ hai dòng thơ: "Gương mặt em, bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng", hãy thể hiện cảm nhận về nhân vật “em” trong bài thơ. (10 mẫu)

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Mẫu 1

Các em nêu được cảm nhận về hai dòng thơ cuối: sự ghi nhớ, tri ân của những con người đang sống trước "em". Không ai biết gương mặt của "em" song trong mỗi người, "em" luôn hiện hữu, luôn sống mãi trong tình yêu thương, lòng biết ơn, ngưỡng mộ, mến phục…

Ví dụ tham khảo: Cái chết thật thiêng liêng nhưng cũng thật bình dị. Sự hy sinh thầm lặng của các cô gái đã đi vào trái tim của những người còn sống. Mỗi người đều có một khuôn mặt riêng trong trái tim của họ, và tôi đã biến thành nhiều khuôn mặt, một hình ảnh lý tưởng mà mọi người đều mang theo bên mình. Vậy là cô, người con gái mở đường cho người con trai cả, từ cõi chết sống lại để trở thành bất tử, tiếp bước đồng đội trên con đường chiến đấu.

Mẫu 2

Qua hai dòng thơ “Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/Nên mỗi người có gương mặt em riêng” trong bài “Khoảng trời, hố bom”, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh nhân vật “em”. Có thể hiểu rằng, tác giả khắc họa nhân vật “em” không chỉ một người con gái cụ thể, mà đại diện cho cả một thế hệ – những cô gái thanh niên xung phong. Họ là những con người nhỏ bé, vô danh nhưng lại thật dũng cảm, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. “Em” đã trở thành hình tượng lí tưởng, thiêng liêng nhưng cũng thật giản dị.

Mẫu 3

Con người Việt Nam là những con người anh dũng , bất khuất , kiên trung. Ngay cả những cô gái thanh niên xung phong với vẻ ngoài mảnh mai, yếu ớt nhưng chí hướng của những người con gái ấy thì không hề nhỏ bé. Họ sẵn sàng đi trước mở đường, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự tự do , độc lập cho dân tộc. Người Việt Nam không bao giờ chịu bé nhỏ , chịu cúi đầu trước khó khăn , gian khổ. Càng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt , khó khăn , người dân ta càng kiên cường, thông minh và can đảm. Đó chính là một trong những phẩm chất đáng khen ngợi ở con người Việt Nam. Chính điều này đã làm nên chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân tộc và mang lại tự do , độc lập cho nước nhà.

Mẫu 4

Từ hai dòng thơ" Gương mặt em, bạn bè tôi không biết/ Nên mỗi người có gương mặt em riêng", em càng thấu hiểu rõ hơn về sự hi sinh thầm lặng ấy, không chỉ là "em", mà nó còn đại diện cho cả thế hệ các cô gái anh dũng dám đứng lên, ra đi bảo vệ đất nước. Cái chết đấy thiêng liêng, nhưng cũng hết sức giản dị. "Mối người có gương mặt em riêng", em như là hình tượng lý tưởng cao cả mà mọi người noi theo. Trong cái nhìn thấm đầy cảm xúc, hình ảnh của "em" trở nên sâu thẳm thiêng liêng và sức ám ảnh. Đọc xong, ta cảm thấy cô gái ấy dường như vẫn còn mãi, và sẽ là động lực tiếp sức cho những đồng đội khác bước tiếp con đường chiến đầu đầy gian khổ đó.

Mẫu 5

 Cái chết thiêng liêng nhưng cũng rất là giản dị. Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào con tim của những người còn sống. Mỗi người mang trong tim một gương mặt riêng, em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành một hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Chính vì thế, em - cô gái mở đường Trường Sơn đã vượt lên trên cái chết, trở thành bất tử đi theo đồng đội mình bước tiếp con đường chiến đấu.

Mẫu 6

Con người Việt Nam là những con người anh dũng , bất khuất , kiên trung. Ngay cả những cô gái thanh niên xung phong với vẻ ngoài mảnh mai, yếu ớt nhưng chí hướng của những người con gái ấy thì không hề nhỏ bé. Họ sẵn sàng đi trước mở đường, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự tự do , độc lập cho dân tộc. Người Việt Nam không bao giờ chịu bé nhỏ , chịu cúi đầu trước khó khăn , gian khổ. Càng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt , khó khăn , người dân ta càng kiên cường, thông minh và can đảm. Đó chính là một trong những phẩm chất đáng khen ngợi ở con người Việt Nam. Chính điều này đã làm nên chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân tộc và mang lại tự do , độc lập cho nước

Mẫu 7

Năm 1972, bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" cùng với cái tên Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện trên các báo chí được bạn độc gần xa ái mộ. Nhà thơ nữ trẻ này là một nữu thanh niên xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn, đó là những con người từng được Tố Hữu ca ngợi là "Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng". Đây là bài thơ sáng giá nhất trong trùm thơ của chị được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-1973. Năm viết bài thơ "Khoảng trời hố bom"(10/1972) chị mới bước sang tuổi 23.

   Bài thơ là lời tưởng niệm đầy xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ. Bài thơ viết trên đường hành quân, khi nhà thơ đang cùng đồng đội vượt qua những trọng điểm đầy bom đạn ác liệt:

"Đơn vị tôi hành quân qua bao con đường mòn

Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái ...."

   Hố bom kia như một chứng tích đau thương về cái chết của người con gái. Người con gái đã ngã xuống trong bom đạn quân thù còn trẻ lắm, được nhà thơ nữ 23 tuổi gọi bằng "em" với tất cả tình yêu thương. Câu thơ mở đầu dung dị, tự nhiên như lối kể chuyện dân gian, giọng điệu tâm tình, chứa chan xúc động:"Chuyện kể rằng em cô gái mở đường" ...Bốn câu thơ tiếp theo nói về sự hi sinh vô cùng cao cả của em:

"Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom"

   "Em" đã xả thân để cứu con đường, giữ vững mạch máu giao thông "cho đoàn xem kịp giờ ra trận". Dũng cảm, mưu trí và anh hung biết bao! Em tự giác, tự nguyện chấp nhận hi sinh: Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa- Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom". Em đã được điều như em mong muốn. Ngọn lửa em thắp lên đã đánh lừa được lũ giặc lái Hoa Kì, con đường "khỏi bị thương", nhưng em đã hi sinh. "Hứng" nghĩa là đón lấy. Cô gái mở đường đã "hứng lấy luồng bom". Hành động ấy diễn ra một cách thầm lặng, vô cùng cao cả và anh hùng. Ngọn lửa mà cô gái thanh niên xung phong thắp sáng lên trong đêm tối để đánh lừa máy bay giặc Mĩ bằng một thứ nhiên liệu đặc biệt "Tình yêu Tổ Quốc". Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã viết:

"Tình yêu Tổ Quốc là đỉnh núi, bờ sông

Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy"

   Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gồm có 8 từ chia làm 2 vế cân xứng đối nhau, vế thứ nhất thể hiện sự mưu trí, vế thứ hai nói lên tinh thần quả cảm vô song:

"Đánh lạc hương thù // hứng lấy luồng bom"

   Cô gái mở đường "đêm ấy" đã hi sinh cực kì anh dũng. Sự hi sinh cao cả của cô đã được nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân kì diệu vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và trong cuộc đời của những người đang sống.

   Mười hai câu thơ tiếp theo, tác giả sáng tạo nên ba hình hoán dụ để ca ngợi bản chất cao đẹp của cô gái mở đường. Đó là "tâm hồn em", "thịt da em", "trái tim em". Từ những hình ảnh ấy Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát triển thoe theo mối liên tưởng về sự hóa thân của sự sống con người vào thế giới thiên nhiên, gợi ra sự ý niệm về bất tử, đầy màu sắc thiêng liêng cao cả.

   "Có cái chết hóa thành bất tử"(Tố Hữu). Cô gái đã vĩnh viễn ra đi, chỉ còn lại chứng tích "Hố bom". "Em đã nằm dưới đất sâu-Như khoảng trời đã nằm yên trong đất". Em đã ra đi nhưng em trường tồn mãi với quê hương, đất nước. Em đã hóa thân vào thiên nhiên.

   "Thịt da em mềm mại trắng trong ", em tươi trẻ, em trinh trắng, em chẳng bao giờ chết, em "đã hóa thành những vầng mây trắng", nhởn nhơ bay khắp "khảong trời ngập nắng" của quê hương.

   "Tâm hồn em" chẳng bao giờ phai mở. Nó vẫn sáng ...đêm đêm , như những "vì sao chói ngời lung linh".

   Trên cái không gian "khoảng trời - Hố bom" ấy, mặt trời-ánh dương vẫn "thao thức". Hai chữ "thao thức" chỉ sự vĩnh hằng của vầng dương. Từ đó nhà thơ khẳng định, trái tim cô gái mở đường cũng là một "vầng dương" và sẽ chiếu rọi những mảnh đường hành quân ra trận:

"Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực

Soi cho tôi

Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài".

   "Vầng mây trắng", "Vì sao ngời chói lung linh" và "vầng dương thao thức" ...là những hình ảnh ẩn dụ mang màu sắc tráng lệ ca ngợi tầm vóc cao cả, kì vĩ và bất tử của tâm hồn, khí phách anh hùng của cô gái thanh niên xung phong thời đánh Mĩ.

   Thơ ca Việt Nam khắc họa rất đẹp hình ảnh "mặt trời". Có "Mặt trời chân lý chói qua tim" tượng trưng cho lí tưởng cách mạng(Từ ấy). Có mặt trời gợi tả ngày cách mạng thắng lợi đang tới gần:"Cử đầu, hồng nhật cận"(Ngẩng đầu mặt trời đỏ rất gần-Hồ Chí Minh). Có hình ảnh tượng trưng cho sự sống, tình yêu, niềm tự hào:

"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"

               (Nguyễn Khoa Điềm)

   Và ở đây, Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết một cách sáng tạo:

"Vầng dương thao thức

Hỡi mặt trời hay chính trái tim em

                  trong ngực ..."

   Mặt trời vĩnh hằng chói lọi như tinh thần em bất tử đối với đất nước, thiên nhiên.

   Phần cuối bài thơ, tác giả ca ngợi cô gái là một chiến sĩ vô danh, một anh hùng vô danh. Chiến tích của em là con đường chiến lược Trường Sơn-con đường đánh Mĩ. Gương hi sinh của em được "tôi", "bạn bè tôi", tuổi trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ khâm phục và noi theo. Cách nói của Lâm Thị Mỹ Dạ bình dị mà xúc động, thấm thía:

"Tên con đường là tên em gửi lại

Cái chết em xanh khoảng trời con gái

Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Nên mỗi người có gương mặt em riêng".

   Con đường Trường Sơn-con đường mòn Hồ Chí Minh là một chương huyền thoại trong cuốn sử vàng thời đánh Mĩ. Hàng vạn bộ đội và nam nữ thanh niên xung phong đã ngã xuống để giữ vững con đường cho đoàn x era trận. Có thể nói bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" là một tượng đài hùng vĩ về những chiến sĩ mở đường Trường Sơn, những anh hùng liệt sĩ bất tử.

   Một giọng thơ tâm tình thiết tha cảm động. Những hình ảnh và liên tưởng tuyệt đẹp. Con người và thiên nhiê, sự sống và cái chết, người ngã xuống và người đang hành quân được nói đến bằng cả tấm lòng khâm phục và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa tình yêu mà cô gái mở đường Trường Sơn hơn mấy chục năm về trước thắp lên đang sáng bừng trang sách học trò hôm nay và ngày mai.

Mẫu 8

Chỉ với hai dòng thơ, Tố Hữu đã khái quát được tất cả sự khốc liệt, đau thương ở chiến trường Trường Sơn. Biết bao thế hệ Việt Nam anh hùng “lớp cha trước lớp con sau” đã ra trận và đã ngã xuống. Chủ nghĩa anh hùngvà những hình tượng anh hùng đã trở thành đề tài chung cho văn học ViệtNamgiai đoạn 1964-1975. Mỗi bài thơ có những nét riêng mang theo những quan niệm nghệ thuật khác nhau của từng tác giả như “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một ví dụ. Bài thơ viết về sự hi sinh cao đẹp của cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn và chất liệu xây nên tượng đài đó là cảm xúc ám ảnh khôn cùng của sự mất mát, sự tiếc thương, nhưng trên hết vẫn là thái độ trân trọng của cả dân tộc đối với những người đã hi sinh, họ đã “hóa thân cho dán hình xứ sở , làm nên đất nước muôn đời”.

Bài thơ giản dị như lời kể mà xúc động,thiêng liêng và đầy sức ám ảnh. Những dòng thơ đầu tiên viết về sự hi sinh của cô gái thanh niên xung phong rất nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa biết bao.

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngon lửa

Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom ...

“Chuyện kể rằng”. mới nghe ta tưởng như đang nghe một câu chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện đó không có những gì hiền hậu, ven toàn mà chuyện về “em, cô gái mở đường”.  Không gian của bài thơ ngay từ đầu đã là không gian của chiến tranh, nơi gặp nhau giữa sự sống và cái chết,cô gái đã hi sinh thân mình “ để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương”. Biện pháp nhân hóa mà tác giả dùng ở đây đã tái hiện lên tất cả sự tàn phá khốc liệt của chiến trường Trường Sơn trong thời chống Mỹ, đúng như Tố Hữu đã nói, tuổi trẻ chưa đặt chân lên Trường Sơn “như chưa hiểu mình”. Trường Sơn - nơi bom đạn điên cuồng bắn phá. Trường Sơn - nơi mà mỗi cành cây cũng khét mình vì khói thuốc. Trường Sơn – nơi sương máu bao người đã nhuộm đỏ từng tất đất. Nhưng dù vậy, dưới làn bom đạn của giặc những đoàn xe vẫn nối nhau ra trận, tiếng cuốc mở đườngcủa những đội thanh niên xung phong vẫn miệt mài ngày đêm  không nghỉ, tiếng hát át tiếng bom vẫn vang lên trên mỗi chặng đường. Tất cả đều dồn hết sức mình cho một nữa ViệtNamcòn đang chìm trong nước mắt. Toàn bộ sức lực của dân tộc đã được vắt kiệt ra vì công cuộc giải phóng miềnNamthống nhất đất nước. Hơn bao giờ hết, chủ nghĩa anh hùng đã được phát huy cao độ, mỗi con người đều sẵn sàng hi sinh cho cuộc chiến của dân tộc. Cô gái trẻ trong bài đã sẵn sàng đánh đổi cuộc sống của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của con đường “cho đoàn xe kịp giờ ra trận”.

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc thắp lên ngọn lửa

Đánh lạc hướng thù – Hứng lấy luồng bom

Cô gái đã chọn cái chết một cách bình thản, không hề có chút lưỡng lự, phân vân bởi tình yêu đất nước đã thấm sâu vào từng nhịp sống, từng suy nghĩ của cô. Tình yêu cao cả đó đã trở thành ngọn lửa cháy sáng trong trái tim còn căng đầy nhựa sống. Tư thế bính thản và hiên ngang đón nhận cái chết về mình để cứu lấy đoàn xe ra trận đã tôn vinh hơn thế đứng cao đẹp của người nữ thanh niên xung phong. Vì thế đây không phải là chuyện cổ nhưng hành động anh hùng, can đảm đó như làm cho cô gái hóa thân thành một nàng tiên, sống mãi trong lòng những người lính từng nghe chuyện của em.

Từ sự hi sinh ấy, Lâm Thị Mỹ Dạ đã có những suy ngẫm giàu triết lý:

Tôi  nhìn xuống hố bom đã giết em

Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ

Đất nước mình nhân hậu

Lấy nước trời xoa dịu vết thương đau

Hình ảnh “hố bom và khoảng trời”  đã được đặt trong một sự so sánh mang tính đối xứng đầy ý nghĩa. “Hố bom” ở dưới đất thì sâu hoăm hoắm. “Khoảng trời” ở trên cao thì xanh mênh mông. “Hố bom” tượng trung cho bom đạn, cho tội ác của giặc, là tàn tích đau thương của chiến tranh. “Khoảng trời” tượng trưng cho sự bình yên, hiền hòa đôn hậu của dân tộc ViệtNam. Hình ảnh ẩn dụ đã ngầm nói lên một chân lý đất nước Việt Nam  sẽ lấy sự hòa bình, lòng nhân hậu của tình người để san sẻ, bù đắp cho những đau thương, mất mát, những vết thương mà  chiến tranh gây ra. Đó chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta và vì thế, một lần nữa khẳng định cái chết cao đẹp của cô gái chính là một sự hóa thân vào Tổ quốc.

Em đã ra đi mang theo ‘khoảng trời đã nằm yên trong đất”. Nhưng chính hành động thiêng liêng của em đã làm cho nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên, của cuộc sống.

 

Đêm đêm tâm hồn em tỏa sang

Những vì sao ngời sang lung linh

Có phải thịt da em mềm mại trắng trong

Đã hóa thành những vầng mây trắng

Và ban ngày khoảng trời ngập nắng

Đi qua khoảng trời em

Vầng dương thao thức

Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực

Em hi sinh nhưng em không trở về với cát bụi mà em đã hóa thân vào đất nước. Tâm hồn em là bầu trời sao thắp sáng ngày đêm, thịt da căng đầy nhựa sống của em là những vừng mây trắng bồng bềnh trôi. Trái tim trong ngực em là mặt trời chói lọi. Ánh mặt trời đó làm thao thức cả vầng dương trên bầu trời kia. Bởi ánh sáng của nó chính là ngọn lửa cháy mãi lòng yêu tổ quốc trong em.. Những hình ảnh thơ đã được xem xét trong mối quan hệ đối sánh, liên tưởng: “khoảng trời - hố bom”, “thịt da - vầng mây”, “mặt trời - trái tim”  đã có sự khái quát cao độ về sự chuyển hóa, hóa thân của sự sống bất tử của con người vào thiên nhiên, Tổ quốc. Tuổi trẻ và cuộc đời đang độ thanh xuân của cô gái mở đường không luồng bom nào giết nổi. từ dưới đất sâu, lòng yêu đời, yêu cuộc sống của em vẫn len lỏi lên hóa mình vào cuộc sống trường tồn, vĩnh cửu. Chính sự so sánh và liên tưởng độc đáo này  làm sáng  lên những nghĩ suy đầy tính triết lý của tác giả về chiến tranh và cuộc sống, cái chết và sự bất tử, cái hữu hạn và cái vô hạn của đời người. Đạn bom chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ không thể nào khuất phục được những trái tim ngoan cường của con người  ViệtNamyêu nước, những con người sẳn sàng hi sinh thân mình cho nên hòa bình của đất nước. Vì thế

“Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử”

                                                                        (Tố Hữu)

Chết không phải là chấm dứt sự sống mà có những cái chết đã nhập vào hồn thiêng dân tộc, sống mãi trong lòng nhân dân. Chủ nghĩa anh hùng, lòng yêu tổ quốc chính là bức tường thành vững chắc, trường tồn mãi mãi cùng dân tộc mà không thế lực đen tối nào phá nỗi. Những con người anh hùng, bất tử đó luôn sống trong lòng những người đang chiến đấu cho cuộc chiến không ngừng nghỉ này;

Hỡi mặt trời hay chính trái time m trong ngực

Soi cho tôi

Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài

Trái tim em là vầng mặt trời chói lọi trong lòng mỗi người, hay nói đúng hơn, chính lòng can đảm, kiên trung của em đã tỏa sáng trong lòng đồng đội, đã trở thành ánh sáng soi đường, là nguồn động viên, cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho những người đang sống và chiến đấu. Bom giặc vẫn điên cuồng tàn phá, máu xương nhân dân ta vẫn đổ thì dân tộc ta vẩn kiên cường ngẩng cao đầu chiến đấu. Sự hi sinh của em và biết bao chiến sĩ khác là sự hi sinh cho đất nước trường tồn và đi lên, “bước tiếp quãng đường dài” của cách mạng dân tộc, sống tiếp quảng đường mà em không được sống. Đồng đội em sẽ được tiếp thêm sức mạnh chiến đấu vì trong lòng đã được thắp sáng bởi vầng mặt trời mang hình bóng của em.

Tình cảm của nhà thơ dành cho cô gái mở đường Trường Sơn đã dần dần được nâng cao hơn thành tình yêu lý tưởng, lòng tự hào dân tộc.

Cái chết em xanh khoảng trời con gái

Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Cái chết của em góp phần mang lại khoảng trời bình yên cho dân tộc. Tác giả “soi lòng mình trong cuộc sống của em” là sự đối diện với cái chết cao đẹp, đối diện với cái đau thương mà anh hùng của đất nước để thấy mình thêm sức mạnh, thêm niềm tin để sống và chiến đấu cho xứng đáng với những lý tưởng cao đẹp kia.

Hai câu thơ cuối cùng đã đúc kết toàn bộ ý nghĩa của bài:

Gương mặt em bè bạn tôi không biết

Nên mỗi người có gương mặt em riêng

Cái chết thiêng liêng nhưng cũng rất là giản dị. Sự hi sinh thầm lặng của em đã đi vào con tim của những người còn sống. Mỗi người mang trong tim một gương mặt riêng, em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành một hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Chính vì thế, em - cô gái mở đường Trường Sơn đã vượt lên trên cái chết, trở thành bất tử đi theo đồng đội mình  bước tiếp con đường chiến đấu.

Mẫu 9

Lâm Thị Mỹ Dạ viết về một con người có thật nên cảm xúc của chị củng chính là niềm xúc động chân thành trong lòng người đọc, tạo nên sức sống lâu bền của tác phẩm. Đống thời, những biện pháp ẩn dụ, so sánh, liên tưởng trong thơ đã đạt được độ khái quát cao mang tính triết lý sâu sắc và giọng điệu thơ tự nhiên, chân thành, đằm thắm, lắng sâu góp phần không nhỏ cho sự thành công của bài thơ.

“Khoảng trời – hố bom” là một bài thơ hay trong dòng văn học kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ nói về sự hi sinh cao cả của người phụ nữ thanh niên xung phong, qua đó tác giả thể hiện lòng yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa anh hùng bất diệt của nhân dân ViệtNam.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bên cạnh những chiến sĩ Trường Sơn cầm sung “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” còn có những cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường. Tuy âm thầm, lặng lẽ song họ cũng góp công lớn trong vinh quang nước nhà. Từ tấm long yêu thương, trân trọng tính cách của những cô gái kiên cường ấy, Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết Khoảng trời – hố bom. Bài thơ là lời tưởng niệm đầy xúc động về sự hy sinh cao cả của các cô gái mở đừơng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thuở nhỏ, bà hay đưa tôi vào giấc ngủ bằng những câu truyện cổ tích: “ngày xửa ngày xưa …”. Những câu truyện cổ tích có lẽ chỉ là những câu chuyện tưởng tượng, không có thật. Thế nhưng ở đây, Lâm Thị Mỹ Dạ mở đầu bài thơ của mình với: “Chuyện kể rằng …”. Không xa xôi, ảo tưởng mà câu chuyện lại nằm giữa đường Trường Sơn huyền thoại. Đó là câu chuyện về “cô gái mở đường”. Bằng sự gan dạ, quên mình:

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắm lên ngọn lửa

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Trừơng Sơn đã trờ thành con đừơng huyết mạch nối hai miền Nam-Bắc. Cô gái trong bài thơ đã “ đánh lạc hướng thù” để các chiến sĩ thẳng tiến hành quân, tải lương, chuyển đạn … an toàn. “Ngọn lửa” mà cô đã thắp lên lúc ấy tràn đầy sức sống và niềm tin mãnh liệt vào nền độc lập mai sau của nước nhà. Nhưng đối với kẻ thù, đó là ngọn lửa đốt cháy, thiêu rụi những tham vọng điên cuồng, tàn ác của chúng, những trận “mưa” bom xối xả rơi hòng dập tắt ngọn lửa nhỏ nhoi nhưng mạnh mẽ.

Khi bình yên quay về với Trường Sơn, cũng là lúc người con gái trung kiên đã ra đi vĩnh viễn:

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

Đêm đêm tâm hồn em toả sáng

Những vì sao ngời sáng lung linh

 

Dẫu biết rằng chết là hết, là chấm dứt cuộc sống vật chất trên đời, song với cô gái mở đường trong bài thơ này, cái chết chưa đặt dấu chấm hết cho cuộc đời cô. Cô vẫn sống, vẫn tồn tại trong từng “hố bom”, từng “khoảng trời”. Để rồi, những lúc ấy, tâm hồn cô rực sáng, lại cháy bỏng niềm hy vọng cho tương lai. Có lẽ ở đây, Lâm Thị Mỹ Dạ đã có một cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Niềm tin ấy cũng góp phần mang lại vẻ sáng ngời lung linh, huyền diệư của những vì sao trên bầu trời xa xăm kia.

Phép so sánh được các nhà thơ Việt Nam sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, trong bài thơ này, tôi lại thấy Lâm Thị Mỹ Dạ sử dụng thật huyền diệu:

Có phải thịt da em mềm mại trắng trong

Đã hoá thành những vầng mây trắng

Âm thầm, lặng lẽ cống hiến cuộc sống của mình cho Tổ quốc, cho nên khi hy sinh ít người còn nhớ đến cô. Trong những lúc ấy, nhà thơ đã cảm nhận được sự hoá than của cô vào “mây trắng”, màu của hoà bình, của sự vĩnh hằng. “Vầng dương thao thức đi qua “khoảng trời” bé nhỏ torng tâm hồn cô. Nó thao thức điều gì? Có phải ánh sáng hằng ngày mà nó mang đếin cho con người vẫn không sáng bằng lòng yêu nước của cô gái? Hay nó than phục cái nét đẹp trong tâm hồn dũng mãnh của cô? Ngay đến cả nhà thơ cũng phải thốt lên thán phục:

Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực

Soi cho tôi

Ngày hôm nay bước tiếp quãng đừơng đời

“Trái tim” nồng nàn lòng yêu nứơc, cộng với bầu khí huyết chảy cuồn cuộn trong tâm hồn cô giờ đang rực sáng, gọi mời sự dũng cảm, gan dạ của mỗi chúng ta. “Mặt trời” ấy đã “soi” cho tôi, nhà thơ và các bạn đi tiếp quãng đừơng dài trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Lâm Thị Mỹ Dạ có lẽ đã cảm thấy tâm hồn mình quá bé nhỏ, phân vân trứơc lời mời gọi của nhịp đập đất nước. Bởi thế tâm hồn – trái tim của cô gái mở đừơng hôm nào nay lại dẫn dắt nhà thơ đi tiếp.

Đường Trường Sơn năm ấy mang tên vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại: Hồ Chí Minh. Nhưng với tác giả: “tên con đường là tên em gởi lại”. Con đừơng ấy gắn với cuộc sống của cô gái. Nó với cô dường như hai sự vật được tạo hoá gắn chặt với nhau. “Con đừơng đêm ấy khỏi bị thương” là nhờ phần lớn công của cô – người con gái mở đừơng.

 

Có thể nhà thơ, tôi và các bạn sẽ chẳng bao giờ hình dung ra đựơc gương mặt của người con gái anh hùng ấy. Dẫu “mỗi ngừơi có khuôn mặt riêng”, nhưng chúng ta hãy thử nhắm mắt lại và nghĩ về cô … Tôi chắc rằng tất cả mọi người sẽ gặp nhau tại một điểm khi hình dung về cô: sự gan dạ, anh hùng, quên mình vì sự nghiệp lớn của đất nứơc.

Khoảng trời – hố bom như đúng với tên gọi của nó, là “khoảng trời” tự do mà ngày hôm nay chúng ta có được đã phải đánh đổi với những “hố bom” chôn vùi, chấm dứt cuộc sống của một con ngừơi. Hãy sống sao cho xứng đáng với giá trị của từng “khoảng trời” ấy, bạn nhé!

Toàn bài thơ nói lên sự hy sinh cao cả của cô gái mở đừơng trong kháng chiến chống Mỹ. Điều đó đã đựơc nhà thơ cảm nhận như là sự hoá thân vào quê hương, đất nước, trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và trong cuộc đời của những con người. Các hình ảnh của bài thơ đựơc xây dựng theo mối liên tưởng về sự chuyển hoá, hoá thân của sự sống con người vào trong thế giới thiên nhiên, gợi ra sự hài hoà và ý niệm về sự bất tử. Trong cái nhìn thấm đầy cảm xúc, mọi sự vật, hình ảnh của thiên nhiên đều chất chứa sự sống của con ngừơi, trở nên sâu thẳm thiêng liêng và sức ám ảnh. Đọc xong bài thơ, ta cảm thấy cô gái ấy dường như vẫn còn ở đâu đó quanh ta. Xin cảm ơn Lâm Thị Mỹ Dạ - 

người con của đất Quảng Bình anh hùng. Dẫu chỉ một lần đọc qua Khoảng trời – hố bom, song ta dễ nhận ra đựơc cô gái thanh niên xung phong ngày ấy là một tấm gương tiêu biểu cho câu tục ngữ “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh…”.

Mẫu 10

Khoảng Trời Hố Bom là một sáng tác của Lâm Thị Vỹ Dạ. Ở thời điểm bài thơ ra đời đã giúp các bạn đọc gần xa có được sự ái mộ. Đặc biệt nhà thơ này cũng chính là một nữ thanh niên xung phong đi mở đường trên núi Trường Sơn. Bài thơ này được bạn đọc đánh giá cao và mang những giá trị sâu sắc. Hãy cùng nhau theo dõi và đừng quên chia sẻ nhé các bạn!

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên…

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Ðã hoá thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em
– Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

Trường Sơn, 10-1972

 

Khoảng trời hố bom là một trong những bài thơ hay trong dòng văn học kháng chiến chống Mỹ. Qua đó ta có thể cảm nhận được sâu sắc về sự hy sinh của các cô gái mở đường. Đó cũng chính là tình yêu tổ quốc và chủ nghĩa anh hùng bất diệt của nhân dân ta.

Ngay từ những câu thơ đầu tiên Khoảng trời hố bom đã viết về sự hy sinh của cô gái thanh niên xung phong. Nó thật nhẹ nhàng nhưng cũng ý nghĩa biết bao. Với giọng thơ nhẹ nhàng như câu chuyện cổ tích bài thơ này đã thực sự chạm vào trái tim của những người yêu thơ. Bởi nó bắt đầu bằng câu thơ Chuyện kể rằng. Nó như đang kể một câu chuyện cổ tích. Tuy nhiên lại khác hẳn với các các câu chuyện cổ tích mà ta đã từng nghe. Bởi không gian của bài thơ đã bắt đầu chính là không gian của chiến tranh.

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…

Ở đây nhà thơ đã khắc họa thành công và tái hiện được sự khắc nghiệt của chiến tranh. Đó là một thời kỳ bom đạn đầy đường. Và dưới những làn bom đạn ấy những chàng trai vẫn tiếp tục lên đường. Vẫn có những cô gái mở đường với tiếng cuốc, xẻng không ngừng nghỉ. Tất cả đang dành toàn bộ sức lực dành cho cuộc kháng chiến của dân tộc này. đó cũng chính là những giá trị mà bài thơ Khoảng trời hố bom mang lại.

Ở đây ta cảm nhân được cái chết bình thản của cô gái, không hề do dự. Bởi ở đây có tình yêu cao cả và cũng chính là tình cảm cháy sáng vào từng nhịp sống. Và cứ thế họ đón nhận bình thản và hiên ngang đón lấy cái chết. Để các đoàn xe có thể thông tuyến. Đó là nét đẹp của các cô gái thanh niên xung phong. Vì vậy đây là câu chuyện về những anh hùng trong chính cuộc sống đời thường.

Từ sự hy sinh ấy nhà thơ đã có những suy ngẫm đầy tính triết lý ấy nhà thơ đã khái quát thành một triết lý sâu sắc. Và hình ảnh khoảng trời hố bom ấy đã được đặt trong sự đối sánh đầy ý nghĩa. Hố bom thì sâu hoắm còn khoảng trời thì cao xa. Ở đây ta cảm nhận được sự tàn ác của giặc đã mang lại rất nhiều đau thương cho người Việt Nam. Đó cũng chính là việc thể hiện một chân lý sâu sắc. Đó chính là Việt Nam sẽ lấy sự hòa bình nhân hậu để bù đắp cho chiến tranh mất mát. Và những hy sinh của cô gái chính là sự hóa thân vào tổ quốc.

Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Ðêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Ðã hoá thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Ði qua khoảng trời em
– Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Em ra đi mang theo khoảng trời nằm yên nhưng đó cũng chính là là hóa thân vào quê hương, đất nước… Em hy sinh không về cát bụi mà em đã hóa thân vào hình hài của đất nước. Và tâm hồn em chính là bầu trời sao đêm. Và thịt da em căng tràn nhựa sống. Đó cũng chính là ánh sáng của tổ quốc trong em. Cũng có nghĩa khi chấm dứt sự sống thì em đã nhập vào hồn dân tộc, sống trong nhân dân.

Khi ấy trái tim em chính là vầng mặt trời trong lòng mỗi người và trở thành sánh sáng. Ánh sáng ấy soi rọi những người đang dõi bước và thế hệ sau em. Đồng đội của em sẽ tiếp bước quãng đường mà em đã đi. Và cái chết của em là cái chết thiêng liêng. Và em đã hóa thân thành bao nhiêu gương mặt và trở thành hình ảnh lý tưởng mang theo bên mình. Đó cũng chính là giá trị nhân văn mà bài thơ Khoảng trời hố bom muốn chuyển tải.

Gương mặt em bè bạn tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với Tổ quốc?

Xem đáp án » 12/07/2024 5,923

Câu 2:

Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Khoảng trời, hổ bom?

Xem đáp án » 12/07/2024 5,297

Câu 3:

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. “Em” – cô thanh niên xung phong

B. “Tôi” – người lính trên đường hành quân

C. Đồng đội của “tôi” – những người lính

D. Bạn bè của “tội” – những người “có gương mặt em riêng”

Xem đáp án » 12/07/2024 2,415

Câu 4:

Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh “ngọn lửa", vì sao ngời chói lung linh", “làn mây trắng", vầng dương" trong bài thơ?

A. Hình ảnh tả thực khung cảnh hố bom nơi người nữ thanh niên hi sinh

B. Hình ảnh tả thực con đường hành quân của nhân vật trữ tình

C. Hình ảnh biểu tượng cho sự bất tử của vẻ đẹp thanh xuân và tâm hồn người nữ thanh niên xung phong

D. Hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp trường tồn của thiên nhiên đất nước

Xem đáp án » 12/07/2024 2,018

Câu 5:

Phương án nào nếu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Cái chết em xanh khoảng trời con gái" và tác dụng của biện pháp đó?

A. Ẩn dụ - Sự trân trọng, xúc động sâu sắc trước hành động hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong

B. Hoán dụ - Sự khẳng định vẻ đẹp tâm hồn bất tử của người nữ thanh niên xung phong

C. Nhân hoá – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong đã thấu động cả thiên nhiên

D. So sánh – Sự hi sinh, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc của người nữ thanh niên xung phong cao cả, đẹp đẽ như khoảng trời còn mãi

Xem đáp án » 12/07/2024 1,042

Câu 6:

Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người nữ thanh niên xung phong?

A. Khổ 1.

B. Khổ 2

C. Khổ 4.

D. Khổ 5

Xem đáp án » 12/07/2024 1,026

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

tailieugiaovien.com.vn