Câu hỏi:
13/07/2024 1,616Viết một đoạn văn triển khai ý từ câu chủ đề sau đây: Đừng để người thân bị tổn thương vì sự vô tâm của bạn (10 mẫu)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
“Đừng để người thân bị tổn thương vì sự vô tâm của bạn” là một câu nói nhằm thức tỉnh căn bệnh vô cảm, vô tâm của nhiều người. Tình thương chính là cái quý giá của con người; “nó làm cho người gần người hơn”; sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Thế nhưng, có một mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, bằng trái tim lạnh giá, chỉ nghĩ cho bản thân, vô cảm lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Sự vô tâm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình. Người vô tâm sẽ thường xuyên buông ra những lời nói gây sát thương, những suy nghĩ, hành động gây tổn thương đến những người xung quanh. Thậm chí, sự im lặng, thờ ơ của họ cũng giống như những lưỡi dao làm tổn thương đến những người dành tình cảm, sự quan tâm, lo lắng cho họ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.
Mẫu 2
Trong cuộc sống xã hội ngày nay, con người luôn chạy theo những vật chất xa hoa mà bỏ quên đi chính nhân cách của bản thân mình, mà đôi khi họ cũng không nhận ra. Có những người chỉ biết sống cho bản thân mà không quan tâm đến cảm xúc, hành động của người khác, đặc biệt là đối với những người thân bên cạnh mình. Họ luôn có những hành động, việc làm mà họ không biết rằng khi họ làm, họ nói, người thân của họ sẽ tổn thương, buồn bã. Ví dụ đơn giản nhất ta thường thấy trong đời sống hằng ngày, khi cha mẹ luôn muốn tốt cho con, khuyên nhủ con những bài học hay, bổ ích. Tuy nhiên, người con lại luôn cảm thấy khó chịu, luôn tỏ thái độ không vừa lòng, thậm chí còn cãi lại và dùng những lời lẽ không hay ho khi mà mỗi lần bồ mẹ nói đến. Đó là việc vô cùng đáng trách, gây cho mối quan hệ trở nên xa cách, bố mẹ sẽ cảm thấy tổn thương vô cùng. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn nhận lại cách ứng xử của mình trong cuộc sống hằng ngày, vì chỉ một hành động, lời nói nhỏ thôi cũng khiến người thân trong gia đình suy nghĩ, không vui.
Mẫu 3
Trong cuộc sống xã hội ngày nay, con người luôn chạy theo sự xa hoa mà quên đi cá tính riêng của mình mà đôi khi chính bản thân họ cũng không ý thức được, có những người sống được một mình. Họ luôn làm những điều mà họ không biết và điều đó sẽ làm tổn thương và đau buồn cho những người thân yêu của họ. Chúng ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày những tấm gương đơn giản nhất về việc cha mẹ luôn làm những gì tốt nhất cho con cái và cho chúng những bài học hay và bổ ích. Tuy nhiên, cậu con trai luôn tỏ ra khó xử và luôn tỏ thái độ không hài lòng, cãi vã mỗi khi mẹ nói về điều đó và thậm chí còn dùng những lời lẽ không hay. Điều này rất đáng trách, khiến mối quan hệ bị trôi đi và có thể gây tổn thương cho cha mẹ. Dù chỉ một hành động hay lời nói nhỏ nhất cũng có thể khiến gia đình suy nghĩ và không hạnh phúc.
Mẫu 4
Xã hội ngày nay, con người luôn chạy theo sự xa hoa mà quên đi cá tính riêng của mình, đôi khi còn không biết đến bản thân, có những người sống cô độc. Họ liên tục làm những điều họ không biết để làm tổn thương và đau buồn cho những người thân yêu của họ. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thấy những tấm gương đơn giản nhất về việc cha mẹ luôn làm những gì tốt nhất cho con cái và dạy chúng những bài học hay và bổ ích. Tuy nhiên, cậu con trai luôn tỏ ra khó xử, luôn tỏ ra không hài lòng, cãi vã và thậm chí dùng những lời lẽ tức giận mỗi khi mẹ nói về điều đó. Ngay cả những việc làm và lời nói nhỏ nhặt cũng có thể khiến một gia đình trở nên thiếu khôn ngoan và không hạnh phúc.
Mẫu 5
“Đừng làm tổn thương những người thân yêu của bạn bằng sự bất cẩn của bạn” là câu tục ngữ đánh thức căn bệnh thờ ơ, vô cảm ở nhiều người. Tình yêu thương là điều quý giá đối với con người. "Nó mang mọi người đến gần nhau hơn"; sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh và làm cho cuộc sống ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, xã hội của chúng ta ngày nay đang tồn tại một bất cập đáng buồn. Đó là con người ích kỷ, lạnh lùng, chỉ nghĩ đến bản thân, vô tâm nhẫn tâm, thậm chí thờ ơ với mọi thứ xung quanh, và đang đánh mất đi tình yêu sống. Sự thờ ơ bắt nguồn từ nhiều nguồn, từ sự phát triển nhanh chóng của xã hội khiến con người không kịp trở tay. Những người tàn nhẫn thường nói ra những lời nói, suy nghĩ và hành động có hại, làm tổn thương những người xung quanh. Thậm chí, sự im lặng và thờ ơ của họ chẳng khác nào những nhát dao cứa vào lòng những ai dành tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc. Vì vậy, khi chúng ta yêu thương và chia sẻ tình yêu thương, chúng ta sống có ích hơn, tốt đẹp hơn. Chúng ta phải nhìn nhận ý thức của mỗi cá nhân. hiện tại.
Mẫu 6
Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế… Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên.
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Và tại sao lại gọi vô cảm là “bệnh”. Người ta chỉ gọi bệnh ho, bệnh lao, bệnh ngoài da… có thể dùng thuốc để chữa nhưng vô cảm cũng là một loại bệnh. Chắc hẳn có ý ẩn dụ gì đằng sau câu chữ đó. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác.
Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này.
Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa.
Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhất. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai.
Hiện nay, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khi con người cứ lạnh nhạt, vô tâm với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống; có người giàu sang, có người khốn khó, biết trách ai được.
Chiều nay khi đi trên phố, tôi thấy có một đôi vợ chồng trẻ đi trên chiếc xe Sh sang chảnh. Họ đi qua khu chợ ồn ào, náo nhiệt, cười nói rất vui vẻ. Họ bắt gặp một bà lão già mắt kèm nhem dắt theo một đứa cháu nhỏ chân không đi dép mặc bồ quần áo rách rưới. Họ ngả chiếc nón trước mắt hai vợ chồng kia xin vài ba đồng. Nhưng hai bà cháu nhận lại là ánh mắt khinh khỉnh, không quan tâm. Hai vợ chồng ấy mang theo hương nước hoa thơm lừng, bỏ lại sau lưng thái độ lạnh lùng đến vô tâm. Như vậy đó, vô cảm chỉ là những biểu hiện nhỏ nhặt trong cuộc sống như vậy nhưng chúng ta đâu phải ai cũng có đủ tâm để nhận ra.
Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất.
Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.
Vô cảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến cho con người không bắt kịp được. Cũng từ đó họ bị cuốn sâu vào sự bộn bề, lo toan mà quên mất đi tấm lòng yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh mình.
Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.
Mẫu 7
Nếu như ngày nay HIV/AIDS đã được các nhà khoa học tìm ra xu hướng điều trị mới nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng quét sạch toàn bộ HIV ra khỏi danh sách những căn bệnh không có thuốc chữa thì vô cảm_căn bệnh tinh thần của con người vẫn chưa tìm ra vắc xin. Bệnh vô cảm là một thái độ sống chưa tốt, có nhiều biểu hiện tiêu cực đáng báo động trong xã hội. Điều đó khiến cho mỗi con người cần phải suy ngẫm, trăn trở với mong muốn tìm ra giải pháp trị liệu hiệu quả.
Vậy bệnh vô cảm là căn bệnh như thế nào? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc. Nó đã trở thành “bệnh” nhiễm sâu vào trong suy nghĩ và hành động của mỗi người. Bệnh vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm đến con người và sự vật, sự việc diễn ra xung quanh trong cuộc sống. Căn bệnh vô cảm khiến cho con người ta sống một “trái tim không có tình người”. Mà như Nam Cao đã nói “không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ” (Đời thừa).
Chắc hẳn ngay từ khi còn thơ bé chúng ta đã được đọc truyện cổ tích. Nếu ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm” ắ t hẳn sẽ không thể quên được cái đêm hôm ấy – đêm Giáng sinh “Trời lạnh mọi người quây quần bên chiếc lò sưởi để đón Giáng sinh…. Trên khắp phố phường một số người hối hả trở về nhà dường như không có ai để ý đến cô bé”. Mặc dù đôi mắt ngây thơ ấy nửa van xin nửa ngại ngùng, chẳng hiểu sao cô vẫn bán như mọi ngày nhưng hôm nay tuyệt nhiên không một ai hỏi đến phải chăng vì họ vô tâm hay họ quá vội vã? Chính thái độ thờ ơ đó đã để em chết vì cái đói, cái giá lạnh trong đêm Giáng sinh hạnh phúc của bao người. Cái chết ám ảnh của cô bé đã khiến cho người đọc xót xa mà day dứt sao đêm ấy mọi người lại bỏ mặc em đến vậy. Tác giả ắt hẳn rất đau lòng khi đã để em chết trong hiện thực nghiệt ngã, đau lòng khi thấy giá trị đạo đức đang đi xuống nhưng cũng là để nhắn nhủ với bạn đọc hãy biết sống có tình người, yêu thương lẫn nhau.
Bước ra từ trang sách những con người vô cảm trong đêm Giáng sinh vẫn hiện hữu ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Bệnh vô cảm có ở trong mọi lứa tuổi, nghề nghiệp căn bệnh ấy đã “lây nhiễm” trong toàn xã hội. Ngay một số quan chức cấp cao_ những người mà theo Hồ Chí Minh nhận định: “Mỗi người Đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng mình vào Đảng là để làm đầy tớ cho nhân dân… làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan nhân dân… và phải làm cho tốt”. Những con người ấy phải phục vụ cho lợi ích của quần chúng nhưng một số chính quyền địa phương lại có thái độ dửng dưng, không quan tâm.
Vụ án gần đây của Đặng Văn Hiến (Đăk Nông) vụ việc tranh chấp đất đai giữa dân làng và người của công ty Long Sơn. Trong tình thế nguy kịch giữa một bên là đất đai bị cướp, vợ con bị đe dọa và thái độ hung hăng của chúng đã buộc Hiến phải nổ súng. Tiếng súng ấy không phải của một tội phạm khát máu. Tiếng súng thức tỉnh lương tri. Tiếng súng gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự vô cảm của chính quyền địa phương. Nếu có sự can thiệp của cơ quan chức năng thì có lẽ người dân lương thiện không phải dùng đến bạo lực để giải quyết để bây giờ phải lãnh án giết người.
Ngay cả trong môi trường giáo dục_nơi ươm mầm tri thức cho đất nước nhưng căn bệnh vô cảm vẫn có mặt. Bạo lực học đường là vấn đề nổi trội lên hiện nay. Các em học sinh thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn mà cổ súy, dửng dưng quay clip cho lên mạng xã hội. Thầy cô giáo thấy hành vi sai trái của học sinh thì lờ đi như không biết. Con người ta thật bình tâm trước cái xấu.
Bệnh vô cảm biểu hiện ngay trong những hành động ta vô tình bắt gặp ngoài đường. Là thấy kẻ gian móc túi mà không dám lên tiếng, là thấy những số phận bất hạnh nghèo khổ ta thờ ơ ngang qua. Là những vụ tai nạn giao thông nạn nhân đang giành giật giữa sự sống và cái chết ngay trước mặt nhưng họ vẫn làm ngơ, họ bàn tán, xì xào mà sao không một ai gọi cấp cứu.
Vô cảm không chỉ đối với mọi người mà còn đối với chính bản thân, người thân yêu nhất của mình. Hội thánh đức chúa trời đang hoạt động mạnh mẽ ở nước ta. Đây là một tà đạo hủy hoại nếp sống văn minh của con người. Những hội viên “ngây thơ” đa phần là sinh viên chính vì thờ ơ, không quan tâm theo dõi tin tức nên để mình bị lôi kéo, dụ dỗ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Biểu hiện của bệnh vô cảm vô cùng đa dạng, đối tượng phong phú, nó lây nhiễm như một dịch bệnh có ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào khiến cho căn bệnh ấy ngày càng trầm trọng? Cuộc sống ngày càng phát triển con người càng phải guồng quay hối hả chạy theo vật chất mà quên mất rằng thế giới tinh thần rất quan trọng. Vô cảm xuất phát từ tâm lí đám đông họ sợ gặp rắc rối, sợ “mua dây buộc mình”. Vô cảm bởi lối sống ích kỉ chưa được giáo dục đúng đắn…
Chính căn bệnh ấy đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, nó làm cho con người từ “nhân chi sơ tính bản thiện” trở thành người vô tâm, vô tình. Vô cảm làm mất đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh thần tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách”. Nó làm cho văn hóa “tắt lửa tối đèn có nhau” dần mất đi trong cuộc sống nhộn nhịp nơi phố phường, khiến con người sống chạm mặt mà cách lòng…
Tuy nhiên không phải ai cũng mắc phải căn bệnh ấy, trong xã hội còn rất nhiều người tốt dám hi sinh xả thân cứu người, nhiều hành động đẹp để ta học tập. Để đẩy lùi được căn bệnh ấy cần phải xây dựng được một lối sống văn minh, một xã hội đồng cảm, sẻ chia. Cần khơi dậy lòng nhân ái và dung khí trong mỗi con người. Cần xây dựng nền tảng đạo đức tốt đẹp, gìn giữ truyền thống nhân đạo của dân tộc.
Là một người trẻ em nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh vô cảm. Đây là một căn bệnh cần được điều trị kịp thời. Mỗi người chúng ta hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi “dịch bệnh” để cuộc sống này biết yêu thương, vui buồn trước nỗi đau của mỗi con người, để xã hội này là xã hội của tình thương yêu. Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương” chính là vậy.
Mẫu 8
Dân tộc ta từ xưa tới nay vốn có truyền thống tương thân tương ái, một đạo lý tốt đẹp. Tuy nhiên xã hội ta bên cạnh những tấm lòng đẹp, bao dung còn xuất hiện hiện tượng vô cảm, một thái độ vô cùng xấu. Vô cảm như một căn bệnh mang thái độ lạnh lùng thờ ơ không quan tâm tới người khác, dửng dưng trước những nỗi đau, sống chỉ biết cho mình. Nơi ta thấy rõ nhất là ở học đường, học sinh tụ tập đánh nhau bạn bè không can ngăn mà còn ủng hộ hay quay phim chụp hình. Thậm chí nhiều người đi đường gặp tai nạn giao thông cũng không giúp đỡ. Hiện tượng vô cảm đã cho ta thấy nó đã đi ngược lại truyền thống của dân tộc, làm tình cảm con người bị chai sạn.
Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng vô cảm trên là do xã hội bây giờ thật giả lẫn lộn bắt buộc con người phải luôn cảnh giác, lối sống thực dụng. Rồi do kinh tế, thị trường phát triển con người đua nhau kiếm tiền. Để thay đổi hiện tượng trên xã hội, gia đình, nhà trường cần quan tâm hơn đánh mạnh vào giáo dục tư tưởng tình cảm con người. Nâng cao ý thức bản thân. Chỉ có vậy mới xoá bỏ được hiện tượng vô cảm này và mỗi con người chúng ta nên" Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Mẫu 9
Vô cảm là một trong những căn bệnh “ung thư tâm hồn” của một bộ phận người trong xã hội. Vậy vô cảm là gì? Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Vô cảm hiện nay không chỉ dừng lại ở thái độ sống mà cao hơn, nó đã trở thành lối sống tiêu cực của một bộ phận người. Biểu hiện rõ nhất của người có lối sống vô cảm đó là hành động ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, thờ ơ trước mọi nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Một cô gái bị bạn trai đánh đập giữa đường nhưng hành động của những người xung quanh lại chỉ dừng lại ở việc mở điện thoại ra quay phim, chụp ảnh rồi up lên các trang mạng xã hội cùng lời “bàn tán vô ích”.
Đáng trách hơn là những người chủ động chọn cho mình lối sống vô cảm, tự cô lập bản thân, tách biệt mình khỏi xã hội với những suy nghĩ tiêu cực, ích kỉ. Vậy thì nguyên nhân từ đâu mà họ lại chọn cho mình lối sống vô cảm? Có thể xét đến chính ý thức, lí tưởng sống lệch lạc, tiêu cực cùng những tham vọng ích kỉ của họ, nhưng cũng cần suy nghĩ đến sự tác động của xã hội, của đám đông vào tâm lí của họ, sự thiếu quan tâm của gia đình, người thân khiến cho họ trở nên trơ lì về cảm xúc.
Song, dù có vì bất kì nguyên do gì thì thái độ sống, lối sống vô cảm vẫn là mối lo ngại của xã hội khi nó không chỉ làm tha hóa, mai một về nhân cách con người mà còn ảnh hưởng đến xã hội, đến sự đoàn kết của tập thể.
Mẫu 10
Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm…… Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.
Mẫu 11
Xã hội ngày càng phát triển thì càng có nhiều vấn nạn xảy ra, xuất hiện những căn bệnh xã hội, một trong số đó là căn bệnh vô cảm. Bệnh vô cảm ngày càng lớn mạnh và trở thành nỗi lo lắng cho xã hội ngày nay.
Bệnh vô cảm là một căn bệnh sinh ra trong nhận thức mỗi con người. Đó là sự thờ ơ với mọi việc, hiện tượng trong đời sống. Những con người có trái tim lạnh lùng với tất cả nỗi đau, sự bất hạnh khó khăn của người khác. Có thể lí giải căn bệnh vô cảm sinh ra do xã hội phát triển ngày càng nhanh, con người lao vào guồng quay kiếm tiền, lo cho cuộc sống gia đình, bản thân mà quên đi các sự vật sự việc đang diễn ra xung quanh. Họ bận lo lắng cho mình mà quên đi việc phải giúp đỡ những con người đang gặp khó khăn cần họ giúp đỡ, hoặc làm ngơ hay im lặng trước cái xấu mà đáng ra mình phải lên tiếng. Nhưng nguyên nhân của sự vô cảm không thể không nhắc đến những con người có sẵn bản tính ích kỉ, không muốn giúp đỡ người khác hay xã hội trở nên tốt hơn.
Bệnh vô cảm có nhiều biểu hiện dễ nhận thấy trong cuộc sống. Bệnh vô cảm im lặng và làm ngơ với những khó khăn của người bên cạnh mình, thậm chí là người thân. Ví dụ như họ dửng dưng với việc phải giúp bố mẹ làm việc nhà, để cho cụ già phải đứng trên xe buýt trong khi mình được ngồi. Họ im lặng đi qua những tai nạn cần giúp đỡ trên đường, vội vàng tránh né vì sợ liên lụy đến bản thân và tốn thời gian của mình. Hay vô cảm do sự ích kỉ của bản thân, sự thù hằn hay lòng ghen ghét. Thậm chí vô cảm là ánh mắt lạnh lùng có phần khinh bỉ với những con người có khiếm khuyết trên cơ thể, mắc những căn bệnh khó chữa hay những hoàn cảnh đáng thương. Những người có trái tim vô cảm thường có hiểu biết hẹp hòi hay thường không có lòng nhân ái, họ ích kỷ cùng trái tim cằn cỗi.
Có thể lấy hàng trăm nghìn ví dụ về bệnh vô cảm trong đời sống mà con người ta phải cảnh tỉnh trên báo chí. Ví dụ như chiều ngày 13/3/2015, tại một khu đất trống ở Thành phố Hồ Chí Minh bỗng xảy ra một vụ nổ lớn khiến anh Nguyễn Hữu Đức bị bỏng nặng. Người dân xung quanh đưa anh tới bệnh viện nhưng không một con taxi nào chịu chở anh. Clip được quay lại và phát trên mạng làm cho mọi người rùng mình về nỗi đau của người khác. Hay gần đây là vụ nữ sinh 12 bị bỏng bị lên án vì sự thờ ơ của các giáo viên hay sự vô cảm của một phần cộng đồng mạng khi mắng nhiếc nữ sinh ấy làm quá mọi việc lên….
Ngày xưa có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Lá lành đùm lá rách”
Câu đó ám chỉ một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái từ xa xưa, nhưng tiếc thay khi xã hội càng phát triển truyền thống tốt đẹp ấy dần bị mai một bởi một bộ phận không ít người càng ngày trở nên vô cảm. Đó là một căn bệnh lây lan và để lại những hậu quả xấu cho đất nước. Con người trở thành kẻ vô trách nhiệm thậm chí vô lương tâm, nặng hơn nữa là có tội. Bác sĩ mà vô cảm sẽ để cho nhiều bệnh nhân nặng bệnh mà càng thêm nặng .Cũng vì vô cảm dân cư mạng không đặt hoàn cảnh bản thân vào người khác mà bình luận những câu phiến diện mà cho người trong cuộc trở nên càng tồi tệ, không thiếu những vụ tự tử vì bị giễu cợt hay bịa chuyện. Căn bệnh vô cảm sẽ như thế nào nếu ai cũng mắc? Tất cả mọi người sẽ quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, làm ngơ trước cái xấu. Từ đó cái xấu sẽ thống trị cho sự tốt đẹp lâu nay đang tồn tại của xã hội. Nó đang làm mất đi tình thương giữa con người với con người. Nếu không ngăn lại nó sẽ thành sự hiển nhiên được xã hội chấp nhận và lan rộng mãi như một bệnh dịch nguy hiểm.
Mọi người cần có phương pháp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này. Cần trích dẫn những hiện tượng vô cảm lên các phương tiện truyền thông như báo chí, các trang mạng xã hội như một lời cảnh tỉnh răn đe với những con người mang trong mình trái tim vô cảm. Giới trẻ cần được dạy biết yêu thương khi được sinh ra, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bố mẹ cũng đừng vô tâm trước con cái để trẻ em không làm theo bởi Khổng Tử đã nói rằng trẻ em sinh ra tờ giấy trắng. Chúng ta nên đẩy mạnh các hoạt động thiện nguyện, vừa có ích cho xã hội vừa đánh thức trái tim yêu thương trong mỗi con người.
Trái đất, xã hội sẽ trở nên đẹp biết bao nếu con người cởi mở với nhau hơn, quan tâm yêu thương nhau. Chúng ta luôn cố gắng cho bản thân mình trở nên tốt đẹp, có lẽ gì mà chúng ta không nỗ lực để cho xã hội để càng trở nên tươi đẹp hơn.
Mẫu 12
Cuộc sống ngày càng phát triển đi kèm với nó là sự nâng cao không ngừng của chất lượng sống và công nghệ thông tin. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì cũng còn đó những vấn đề vô cùng nhức nhối. Sự phát triển quá đà của công nghệ là nguyên nhân khiến cho con người ngày càng kéo giãn khoảng cách với nhau. Và bệnh vô cảm chính là căn bệnh vô cùng đáng sợ khiến cả xã hội phải trăn trở.
Vậy thì bệnh vô cảm mà mọi người vẫn nói là gì? Vô tức là không, cảm ở đây có nghĩa là cảm xúc. Vô cảm chính là việc con người sống không có cảm xúc không có tình cảm và thờ ơ, bàng quan trước những gì đang xảy ra xung quanh mình. Nó thực sự là một trong những vấn nạn vô cùng đáng sợ. Tuy không phải thuật ngữ y học xong nó đang diễn tiến với tốc độ khá nhanh và nguy hiểm. Thậm chí nó còn có nguy cơ “lây lan” đến một cộng đồng lớn trong xã hội.
Thật vậy cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng cuốn theo guồng quay của công việc của đồng tiền mà trở nên thờ ơ với gia đình xã hội. Họ tự tạo cho mình một thế giới riêng mà trong thế giới đó không có sự tồn tại của những người bên ngoài. Với họ niềm vui chính là được sống vì mình, sống cho mình. Cuộc sống ngày càng giàu sang hơn, vật chất ngày càng đầy đủ hơn cũng là lúc họ càng đánh mất đi tính “đồng cảm” trong mình. Thế nhưng hãy thử tưởng tượng đến một ngày, bạn có tất cả tiền bạc, danh vọng, địa vị nhưng ngoảnh lại chẳng còn ai bên cạnh? Cuộc sống bạn sẽ trở nên thế nào?
Có một thi nhân nào đó đã từng nói “tình thương sự đồng cảm chính là sợi dây kết nối mọi người” quả thực điều đó không sai. Từ xa xưa nhân dân ta đã có một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp đó là truyền thống tương thân tương ái, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Và tình yêu thương sự đồng cảm đó chính là động lực để làm nên hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính nể. Dọc chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của đất nước truyền thống đó chưa bao giờ bị mất đi thậm chí nó lại còn nở rộ khi đất nước gặp nguy nan. Thế nhưng dường như tinh thần đó giữa cuộc sống hiện đại này càng bị “mai một” và “phai tàn” . Bằng chứng là những tệ nạn cướp giật, đụng độ giữa đời thường mà chẳng ai thèm can ngăn. Phải chăng họ đang sợ gặp rắc rối, sợ gặp tai họa cho mình? Họ bàng quan trước những đau khổ mà người khác phải gánh chịu và chẳng thèm “ôm rơm nặng bụng”. Thế nhưng họ đâu có biết rằng chính sự ngụy biện một cách vô lí đó đã vô tình khiến cho xã hội mất đi sự nhân văn vốn có và khiến cho con người trở nên ích kỉ với nhau hơn?
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Đã là con chim chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả?
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?”
Cuộc sống con người không phải chỉ có suy nghĩ cho mình là đủ. Nó chỉ thực sự trở nên trọn vẹn khi con người biết sống vì nhau và sống cho nhau. Nhiệm vụ của chiếc lá không chỉ là xanh, con chim không chỉ là tiếng hót mà nó còn phải góp phần làm đẹp cho đời tô điểm cho cuộc sống những sắc màu vui tươi và ý nghĩa hơn nữa. Cũng như con người chúng ta không thể sống một mình mà còn phải có đồng loại có tập thể. Nếu chúng ta cứ sống thờ ơ vô cảm trước mọi người mọi việc thì sẽ có một ngày chính chúng ta sẽ là nạn nhân của căn bệnh đáng sợ này. Cuộc sống không chỉ có tiền bạc, vật chất là thước đo của thành công mà nó còn được đo bằng nhân cách sống, bằng đạo đức của mỗi người. Chính vì thế ngay từ bây giờ chúng ta hãy tập sống mở lòng với mọi người. Học cách yêu thương và chia sẻ. Bởi lẽ chỉ có tình yêu, sự đồng cảm mới nhân lên mạnh mẽ trở thành chân lí sống của xã hội còn sự vô cảm lạnh nhạt sẽ khiến con người chết dần chết mòn trong cô đơn.
Mỗi học sinh chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy thể hiện sự yêu thương đồng cảm của mình bằng việc tích cực giúp đỡ những mảnh đời khốn khổ, biết ủng hộ đồng cảm trước nỗi đau của đồng bào nhân dân cả nước trong những trận lũ quét lịch sử. Một cuốn vở một chiếc bút tuy nhỏ bé về vật chất nhưng lại chứa đựng trong đó một giá trị tinh thần lớn lao thể hiện cả truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc. Tình yêu thương chính là sự cứu cánh cho những mảnh đời bất hạnh, là chiếc phao cứu sinh con người giữa biển cả của đau khổ.
Xã hội ngày càng văn minh cũng là lúc con người ngày càng tất bật với guồng quay của công việc của mối quan hệ. Tuy nhiên không vì thế mà bạn đánh mất đi tình yêu thương, sự đồng cảm với xã hội. Hãy mở rộng tấm lòng mình với mọi người bằng cách trao đi tình thương để góp phần làm cho xã hội ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong các đoạn văn sau đây, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để liên kết các câu trong đoạn?
a) Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, những biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật.
(Ca-ren Ca-xây)
b) Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống: “Dùng hình tượng là để lấy sự sống tác động vào sự sống, lấy sự sống sinh ra sự sống”. Nhưng đây là một sự sống đặc biệt, một sự sống bất diệt. Hình tượng văn học có giá trị, một khi ra đời, tham gia vào sinh hoạt xã hội như một con người thực. Người ta tâm sự với Kiều, thương Kiều, khóc Kiều và mê Kiều. Từ những nét mực, trang giấy bỗng hiện lên cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng. Chính cái “phép mầu” kì diệu ấy đã khiến Go-rơ-ki (Gorki) ngôi đọc truyện ngắn “Trái tim bình dị” của Phlô-be (Flaubert), cảm thấy như trong quyển sách có một thứ ảo thuật gì khó hiểu; và Go-rơ-ki đã mấy lần giơ tờ giấy ra trước ánh sáng, nhìn qua các dòng chữ để tìm xem có cái bí mật gì ở trong ấy không.
(Nguyễn Duy Bình)
Câu 2:
Phát hiện và sửa lỗi trong các đoạn văn sau:
a) Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ trúc quanh co, sóng nước gợn ti, lá vàng đưa vào, chiếc thuyền bé tẻo teo. Cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm. Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được rất thành công cảnh sắc im ắng ấy. (Dẫn theo Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh)
b) Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống. Những người nông dân yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu trong bài ca dao thật nồng nhiệt, đằm thắm. (Dẫn theo Bùi Minh Toản, Nguyễn Quang Ninh)
c) Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại hội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận, Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)Câu 3:
Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Xác định chủ đề của đoạn văn.
- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn
- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.
a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây Lô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hoả đang áp đặt
vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cải chung đang ngày một nhiều thêm lên, Cải chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng)
b) Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng:
“Nhân hủng cũng vừa toan cắt bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”
Nỗi niềm vu ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến, Nó không chỉ im riêng vào bài thơ này, mà còn độ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyển: một thi nhân tạo nhã – một nho gia khi tiết. (Chu Văn Sơn)
c) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!