Bài tập Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học có đáp án

14 người thi tuần này 4.6 0.9 K lượt thi 2 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

886 người thi tuần này

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)

12.6 K lượt thi 11 câu hỏi
620 người thi tuần này

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)

12.3 K lượt thi 7 câu hỏi
398 người thi tuần này

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)

9.7 K lượt thi 11 câu hỏi
387 người thi tuần này

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)

6.2 K lượt thi 8 câu hỏi
378 người thi tuần này

Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án

3.5 K lượt thi 12 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

a) Đọc hai đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đoạn 1:

Khác với bút pháp truyện cổ tích, truyện Nôm,... nhân vật và hoàn cảnh được lí tưởng hoá, phân tuyến rạch ròi, Kiêu binh nổi loạn không thế, đã được ghi chép gần gũi với hiện thực. Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật. Kiêu binh nổi loạn có hai phe: Trịnh Tông và Trịnh Cán; phe Trịnh Tông có thể xem là chính thống, phe Hoàng Đình Bảo và Đặng Thị Huệ là phản nghịch nhưng cả hai đều không có những nhân vật cực đoan, hoặc quá hoàn hảo, hoặc quá xấu xa, mà nói chung đều đa dạng, đều thực.

Lấy nhân vật Hoàng Đình Bảo làm ví dụ, Hoàng là nhân vật phản diện, thao túng cả triều đình, nhiều tham vọng, quyền mưu nhưng y vẫn còn chút ánh sáng trong lương tâm, thể hiện ở việc đối xử với Trịnh Tông, người đã từ chối sự cộng tác và đe doạ sẽ giết Hoàng, đối thủ chính có thể đem đến sự nguy hiểm cho sự nghiệp của Hoàng Hoàng còn có thể khóc khi người ta đặt vấn đề tính mạng của Tông với y. [...]

(Theo Trần Thị Băng Thanh, Kiêu binh nổi loạn, in trong Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2005)

 

Đoạn 2:

Ở bài Thu điếu, ta gặp một tiếng cá quẫy vọng lên từ đáy nước (Cá đâu đớp động dưới chân bèo). Ở bài Thu vịnh, ta lại gặp một tiếng chim di trú rớt xuống từ không trung. Đến từ hai phía khác nhau, nhưng cũng đánh động một tâm hồn, cả hai đều là những tiếng động nhằm làm cho vẻ yên tĩnh của trời và nước trở nên thẳm sâu, thanh vắng. Âu đó cũng là cái thủ pháp quen thuộc: dùng cái động để gợi cái tĩnh. Hai chữ nước nào cuối câu, thực ra cũng là chữ rất không đâu nhưng sao lại dồn chứa được trong đó bao nhiêu là xa vắng của thiên không. Nó gợi ra dáng điệu thi nhân nghe vọng vào xa xăm. Mà vọng vào xa xăm kì thực là chìm vào cõi tâm tư bất tận của chính mình. Chữ nghĩa của Nguyễn Khuyến ở đâu cũng lắng, cũng lặng những cảm xúc chìm. Cảm xúc được tiết chế, được giấu kín. Lối thể hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm là thế.

(Theo Chu Văn Sơn, Thơ điệu hồn và cấu trúc. Sách đã dẫn)

 

- Yếu tố hình thức nghệ thuật nào đã được xác định để phân tích, đánh giá trong từng đoạn trích trên?

- Mỗi tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa như thế nào?

- Đoạn nào chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn nào tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên.

b) Đối tượng phân tích, đánh giá có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số yếu tố nổi bật về nội dung đề tài, cảm hứng,... hình thức nghệ thuật (ngôn từ, kết cấu,...). Để viết bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học, ngoài các yêu cầu cơ bản đã nêu ở Bài 5 (trang 29), các em cần chú ý thêm một số điểm sau:

- Xác định đối tượng phân tích, đánh giá: toàn bộ tác phẩm hay một số yếu tố, thể loại của tác phẩm, tác giả và bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh ra đời,...

- Xem xét cách triển khai bài phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm khác phân tích, đánh giá một số yếu tố như thế nào. Tham khảo gợi ý sau:

Các phần

Phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm

Phân tích, đánh giá một số yếu tố

Mở bài

Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử và khái quát giá trị lịch sử của tác phẩm

- Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, thể loại

- Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá

Thân bài

- Nêu tóm tắt nội dung chính của tác phẩm

- Phân tích giá trị của tác phẩm (nội dung và nghệ thuật)

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

- Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá

- Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu

 

- Đánh giá (nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm

Kết bài

- Khái quát về vị trí, ý nghĩa của tác phẩm đối với sự nghiệp văn học của tác giả.

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

- Khái quát về giá trị của các yếu tố đã phân tích đối với tác phẩm

 

- Nêu ấn tượng và cảm xúc của người viết về các yếu tố đã phân tích.


4.6

182 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%