Câu hỏi:
13/07/2024 11,208Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nét độc đáo trong của Xuân Diệu trong việc miêu tả mùa thu ở Thơ Duyên chính là việc nhìn, tả cảnh vật qua con mắt của một tâm hồn dạt dào cảm xúc, biết rung động trước tình yêu. Thiên nhiên, vốn dĩ không phải là hiện tượng mới mẻ trong thơ, nếu không nói đã là thi liệu có từ rất lâu đời trong văn học. Các nhà thơ trung đại cũng đã có thủ pháp tả cảnh ngụ tình, hoặc đều hướng lòng mình vào vạn vật để soi rọi, để tỏ bày. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan..., đều đã có nhiều bài thơ hay trong đó mượn cảnh để nói tình rất đặc sắc. Tuy nhiên, đến với Thơ duyên của Xuân Diệu, ta lại cảm nhận được thiên nhiên với những sắc màu khác nhau, những tâm trạng với niềm vui và nỗi buồn đều mới, mang một nét gì đó trẻ trung, sôi nổi nhưng vẫn có một nét trầm lặng.
Như cảnh chiều thu sinh động tràn ngập âm thanh và sắc màu sự sống ở khổ đầu
''Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.''
Dường như thi nhân không nhìn trời thu bằng mắt mà đang nhìn bằng hồn vía say sưa, nên cảnh vật cứ lung linh trong vẻ duyên dáng đa tình mà lâng lâng cảm xúc: "con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu; lả lả cành hoang, nắng trở chiều", để từ "cái cớ" thiên nhiên ấy, nhà thơ dẫn người đọc vào câu chuyện tình tứ rất duyên, dẫu chưa phải là chuyện tình yêu đôi lứa.
Hay như cảnh chiều tà ở khổ bốn
"Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần"
Đến khổ thơ này Xuân Diệu lại bày tỏ một nỗi bồi hồi, thương nhớ, xao xuyến. Mây bay gấp gấp, chim sải cách rộng bay. Tất cả tạo nên một bức tranh chiều ta qua rung cảnh của nhà thơ: hối hả nhưng vẫn mang màu sắc của mùa thu. Chỉ la xao xuyến, bồi hồi hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Câu 2:
Nội dung chính: Bài thơ là một bức tranh thu vô cùng êm đềm và đẹp đẽ xen lẫn những cảm xúc xao xuyến và rung động của tác giả về tình cảm lứa đôi.
Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?
Câu 4:
Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
Câu 5:
Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Khổ thơ |
Sắc thái thiên nhiên |
Duyên tình “anh” – “em” |
Khổ... |
|
|
Khổ... |
|
|
... |
|
|
Câu 6:
Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
về câu hỏi!