Câu hỏi:
11/07/2024 1,006Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (10 mẫu).
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
Trên Trái Đất có rất nhiều loài động vật, chúng rất đa dạng và phong phú cả về số lượng lẫn các loài, có các loài bò sát, loài côn trùng sống trên đất liền hay các loài động vật dưới nước, loài lưỡng cư,… Rắn là một loài động vật bò sát ăn thịt, sống trong rừng rậm; phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì để phòng vệ, có một số loại rắn độc có thể gây chết người. Rắn là động vật có thân hình tròn dài (hình trụ) và có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Nguồn gốc của rắn vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết. Có hai giả thuyết chính cạnh tranh lẫn nhau về nguồn gốc của rắn: Giả thuyết thằn lằn đào bới và giả thuyết thương long thủy sinh. Các loài rắn còn sinh tồn đã được tìm thấy trên gần như mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn — các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương. Kích thước của chúng biến động từ nhỏ, như rắn chỉ (Leptotyphlops carlae) chỉ dài khoảng 10 cm (4 inch), cho tới lớn như trăn gấm (Python reticulatus) dài tới 8,7 m (29 ft). Sự lột xác (hay lột da) ở rắn phục vụ cho một loạt các chức năng và nó diễn ra suốt cuộc đời. Trước hết lớp da ngoài cũ kỹ và đã bị mòn được thay thế; thứ hai, nó giúp loại bỏ các động vật ký sinh như ve hay bét. Những con rắn già chỉ lột da 1 tới 2 lần mỗi năm, nhưng những con rắn non còn đang lớn thì có thể lột da tới 4 lần mỗi năm. Trên Trái Đất, rắn là một loài động vật không hiếm thấy và rất đa dạng, nó xuất hiện chủ yếu ở rừng rậm nên ít người đã từng tận mắt nhìn thấy rắn. Hình dạng cũng như các tập tính và đặc trưng của rắn đều rất thú vị và đáng để tìm hiểu.
Mẫu 2
Có một loài vật được nuôi trong hầu hết các gia đình. Chúng đều được coi là một loài vật dễ thương, bắt chuột, bảo vệ mùa màng. Đó là loài mèo. Những con mèo được con người nuôi sẽ bắt chước đặc điểm tính cách, lối sống từ chủ nhân của chúng. Một con mèo sống cùng với người chủ thường xuyên bị căng thẳng, rối loạn lo âu thì mèo cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trong khi đó, một con mèo khác sống với chủ nhân có tính tình dễ chịu và vui vẻ, chúng sẽ thân thiện, dễ dỗ dàng và ít cáu kỉnh.
Mẫu 3
Trĩ sao là một loài chim lớn, trên bộ lông đen lấm tấm những đốm trắng như các vì sao, đầu nhỏ và quanh mào có lông vũ màu trắng dựng đứng. Người ta biết rất ít về loài này trong tự nhiên, chỉ biết rằng trĩ sao là loài chim nhút nhát và hay lảng tránh người. Trĩ sao chủ yếu ăn lá cây, hoa quả, sâu bọ, dòi, nhộng và các động vật nhỏ. Chúng sinh sống trong các khu rừng thuộc Việt Nam, Lào và Malaysia ở Đông Nam Á. Chúng có hai phân loài: Trĩ sao Việt Nam và trĩ sao Mã Lai. Ở Việt Nam, trĩ sao sống ở độ cao lên đến 1700-1900m, tập trung ở Nam Trung Bộ. Trĩ sao được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, và do sự mất môi trường sống đang diễn ra cũng như việc săn bắn thái quá trong một số khu vực nên loài sinh vật này được đánh giá là sắp bị đe dọa.
Mẫu 4
Sư tử biển California (danh pháp khoa học: Zalophus californianus) là một loài động vật có vú trong họ Otariidae, bộ Ăn thịt. Loài này được Lesson mô tả năm 1828. Con đực có thân dài tới 2,5-2,7 m và cân nặng lên đến 523 kg, còn con cái thường có chiều dài khoảng 2,1 và cân nặng lên đến 100 kg. Đây là loài bản địa miền tây Bắc Mỹ. Đây là một trong năm loài sư tử biển. Môi trường sống tự nhiên của chúng dao động từ phía đông nam Alaska đến trung bộ México, bao gồm vịnh California.[5] Loài sư tử biển này lưỡng hình giới tính, con đực lớn hơn con cái, và có cổ dày chóp lông đầu nhô lên. Chúng chủ yếu trườn trên bãi cát hay đá, nhưng chúng cũng thường trườn trên các môi trường nhân tạo thường xuyên như bến du thuyền và bến cảng. Sư tử biển ăn một số loài cá và mực, và bị cá voi sát thủ và cá mập trắng săn bắt. Sư tử biển California có kiểu sinh sản đa thê. Từ tháng năm tới tháng tám, con đực lập vùng lãnh thổ và cố gắng để thu hút con cái để giao phối. Con cái được tự do di chuyển giữa các vùng lãnh thổ, và không bị con đực ép buộc. Hải cẩu mẹ chăm sóc cho hải cẩu con ở giữa các chuyến đi tìm kiếm thức ăn. Sư tử biển mẹ ở lại với con cái trên bờ trong 10 ngày và cho chúng bú. Sau đó, những con cái sẽ đi kiếm ăn kéo dài đến ba ngày, quay trở lại để chăm sóc con cái của chúng trong tối đa một ngày. Sư tử biển con bị bỏ lại trên bờ có xu hướng tụ tập thành nhóm để giao lưu và chơi đùa. Khi trở về sau một chuyến đi, những con sư tử biển mẹ gọi sư tử biển con bằng những tiếng kêu đặc biệt mà con non đáp lại bằng tiếng kêu. Sư tử biển mẹ và sư tử biển con có thể phân biệt tiếng gọi của nhau với tiếng gọi của các cặp mẹ con khác. Lúc đầu, những cuộc đoàn tụ phần lớn phụ thuộc vào công sức của những con hải cẩu mẹ. Tuy nhiên, khi sư tử biển con lớn hơn, chúng tham gia nhiều hơn vào các cuộc đoàn tụ. Sư tử biển giao tiếp bằng rất nhiều các âm thanh, đặc biệt là với các tiếng kêu gầm và tiếng kêu mẹ với con. Bên ngoài mùa sinh sản, sư tử biển dành nhiều thời gian của chúng trên biển, nhưng chúng lên bờ để thay lông. Sư tử biển California đặc biệt thông minh, có thể được huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và ít sợ con người nếu quen biết. Bởi vì điều này, sư tử biển California là một lựa chọn phổ biến để biểu diễn cho công chúng trong các vườn thú, rạp xiếc và bể nuôi sinh vật biển, và Hải quân Hoa Kỳ huấn luyện cho các hoạt động quân sự nào đó. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) liệt kê các loài này là loài ít quan tâm do sự phong phú của chúng.
Mẫu 5
Cá voi là tên gọi chung cho nhiều loài động vật dưới nước trong bộ Cá voi (Cetacea). Thuật ngữ cá voi đôi khi ám chỉ mọi loài trong bộ Cá voi, nhưng không bao gồm các loài cá heo và cá heo chuột, chúng thuộc về phân bộ Odontoceti (cá voi có răng). Phân bộ này cũng bao gồm cá nhà táng, cá hổ kình, cá voi hoa tiêu, và cá voi trắng. Phân bộ cá voi khác bao gồm Mysticeti. Phân bộ này cũng bao gồm cá voi xanh, cá voi lưng gù, cá voi đầu cong và cá voi mũi nhọn. Nhiều loài cá trong bộ cá voi hay còn gọi là cá voi được nhiều ngư dân đi biển yêu quý và tôn thờ thành tục thờ cá ông (gọi là Nhân ngư hay đức ngư), nhưng cũng có một số cá thể huyền thoại bị xem là hung ác. Việc săn bắt cá voi cũng là nguy cơ dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài cá voi.
Cá là những động vật có dây sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số có phổi) và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống. Sự biến nhiệt cho phép thân nhiệt của chúng biến đổi theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường, mặc dù một số loài cá lớn có hoạt động bơi lội tích cực như cá mập trắng lớn và cá ngừ có thể duy trì một nhiệt độ cơ thể cao hơn. Về mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của nó còn gây tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không hàm (siêu lớp Agnatha với 108 loài, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá myxin), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 970 loài, bao gồm các loại cá mập và cá đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes).
Mẫu 6
Tên khoa học: Apis mellifera. Kích thước: 11 - 13 mm (ong thợ), 15 - 20 mm (ong chúa). Một tổ ong chứa tối đa 60.000 cá thể.
Đây là loài ong phổ biến nhất vì chúng sản xuất ra mật mà chúng ta sử dụng. Nhưng hiện nay tại Pháp, chúng chết bất thường và ngày càng nhiều, khiến những nhà nuôi ong nước này lên tiếng báo động.
Chúng chết là do bị nhiễm chất neonicotinoid gây hại thần kinh trong thuốc diệt cỏ phun trên các cánh đồng. Dân số các đàn ong giảm là một mối nguy cho hệ sinh thái vì ong là nhân tố chính giúp thụ phấn cho cây.
Tính trên toàn thế giới, những "dịch vụ thụ phấn" mà ong đảm đương trong tự nhiên được định giá đến 154 tỉ euro mỗi năm.
Mẫu 7
Tên khoa học: Alcedo atthis. Chiều dài: 18 - 19 cm, sải cánh: 30 - 36 cm. Trọng lượng trung bình: 26 - 50 g.
Loài chim bói cá châu Âu này rất dễ nhận diện qua màu sắc đặc trưng của bộ lông. Chúng sống gần các nơi có nước chảy lẫn nước tù và bị nhiễm nguồn nước ô nhiễm ngày càng nhiều, kể cả do việc tháo nước của con người khiến nguồn cá bị sụt giảm nghiêm trọng do diện tích những khu vực ẩm ướt ngày càng thu hẹp. Tính từ năm 2001 cho đến nay, dân số chim bói cá này đã giảm đi 50%.
Mẫu 8
Tên khoa học: Alauda arvensis. Chiều dài: 18 - 19 cm, sải cánh: 30 - 36 cm. Trọng lượng: 26 - 50 g.
Dân số loài chim này tại châu Âu đã giảm 20% trong vòng 15 năm. Là một loài chim xây tổ trên mặt đất và ăn sâu bọ mà chúng bới tìm trong đất, chim sẻ đồng này bị nguy cấp từ hoạt động nông nghiệp gia tăng của con người, phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ quá nhiều, và chăn thả súc vật quá nhiều tại những nơi chúng làm tổ.
Mẫu 9
Tên khoa học: Pipistrellus pipistrellus. Chiều dài: 3,6 - 5,1 cm, sải cánh: 18 - 24 cm. Trọng lượng: 3 - 8 g.
Loài dơi này có mặt hầu như khắp nơi, ở cả những khu vực đô thị dân cư đông đúc. Hiện nay chúng bị đe dọa do nơi trú ngụ ngày càng ít đi khi nhà cửa của con người được xây mới ngày càng nhiều và việc khai thác rừng làm làm mất đi những cây gỗ già mà chúng thường sinh sống trên đó. Dân số của loài dơi này tại châu Âu đã giảm gần 40% trong vòng 10 năm.
Mẫu 10
Tên khoa học: Allolobophora rosea. Chiều dài: 4 - 7 cm. Trọng lượng: 1,5 - 3 g.
Trước kia, các nhà khoa học không quan tâm đến những "con trùn" này. Nay thì, mọi người đều biết đây là những "kỹ sư" canh tác giúp đất đai màu mỡ và thực vật phát triển một cách tự nhiên. Song, hiện nay lại chính các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tràn lan đã giết chết chúng rất nhiều.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Văn bản “Sự sống và cái chết” viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả.
Câu 2:
Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.
Câu 3:
Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?
Câu 4:
Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa “đấu tranh sinh tồn” và “tiến hoá”, giữa “sự sống” và cái chết”?
Câu 5:
Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?
Câu 6:
Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.
Câu 7:
Có thể đổi nhan đề của văn bản thành “Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất” được không? Thử xác định lí do khiến tác giả chọn một nhan đề cô đọng và mang hàm nghĩa lớn hơn là “Sự sống và cái chết”.
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!