Câu hỏi:

09/06/2022 1,067

Lựa chọn nhân vật: Người cha trong truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Tìm ý

Hồ sơ nhân vật:

Cách miêu tả nhân vật

Chi tiết trong tác phẩm

Suy luận của em về nhân vật

Hành động

 

- Bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa.

- Rồi bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn.

- Giấu cục kẹo

- Lấy thước đo

- Cứu thằng Tí

- Giảng giải về món quà…

=> Là một người cẩn thận tỉ mỉ, yêu thiên nhiên, yêu thương với đứa con và có phương pháp giáo dục hiện đại (dạy con thông qua thực hành)

=> Người bố luôn theo dõi, động viên, khích lệ để đứa con tiến bộ hơn.

Ngôn ngữ

 

- Xưng hô: bố- con:

+ Bố thấy con hé mắt

+ Phen này con đoán đúng hết thôi!...

- Bố là người sống tình cảm.

Mối quan hệ với các nhân vật khác

-Tí hay đem cho bố những trái ổi ngon nhất.

 

- Là người sống thân thiện gần gũi với mọi người xung quanh.

Lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp về nhân vật

- Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm. - Bố tôi bơi giỏi lắm.

 

- Là một người đảm đang, tài giỏi.

 

b) Lập dàn ý

Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn,...).

+ Ý 1: Hành động, cử chỉ của nhân vật.

+ Ý 2: Nội tâm, ngôn ngữ của nhân vật.

+ Ý 3: Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

c) Viết bài

Bài viết tham khảo

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha.

Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha.

Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.

Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”…

Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết.

Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần gũi con cái của mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.

d) Chỉnh sửa bài viết

Rà soát, chỉnh sửa bài viết của em theo những gợi ý trong bảng sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học.

 

- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.

 

 

 

 

- Nhận xét được nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn

 

 

- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật

 

 

 

- Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt.

- Nếu chưa giới thiệu được nhân vật hãy viết một vài câu giới thiệu nhân vật em sẽ phân tích.

- Gạch dưới những nhận xét, đánh giá của em 1 về nhân vật. Nếu chưa đầy đủ, cần bổ sung.

Vẽ đường lượn dưới các bằng chứng được trích dẫn trong tác phẩm. Nếu chưa có hoặc chưa thuyết phục thì cần bổ sung

- Đánh dấu những câu văn nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần viết thêm.

- Đánh dấu câu văn nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật. Nếu chưa có, hãy viết một vài câu nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật

- Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu, liên kết câu, liên kết đoạn,..). Chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết bài văn phân tích nhân vật người cha trong "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" (10 mẫu)

Xem đáp án » 26/12/2022 1,523

Câu 2:

Viết bài văn phân tích nhân vật người thầy trong "Người thầy đầu tiên" (10 mẫu)

Xem đáp án » 26/12/2022 1,161

Câu 3:

Viết bài văn phân tích nhân vật Mên, Mon trong "Bầy chim chìa vôi" (10 mẫu)

Xem đáp án » 26/12/2022 1,151

Câu 4:

Viết bài văn phân tích nhân vật An, Cò trong "Đi lấy mật" (10 mẫu)

Xem đáp án » 26/12/2022 713

Bình luận


Bình luận