Câu hỏi:
10/06/2022 2,991Thảo luận về vấn đề: Sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gỉ” có thực hay không?
a) Chuẩn bị
-Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc hoặc chất làm gỉ.
- Dự đoán các điểm có thể gây tranh cãi..
- Tìm hiểu các thông tin về truyện khoa học viễn tưởng
- Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có).
b) Tìm ý và lập dàn ý (chọn văn bản Bạch tuộc)
- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Văn bản Bạch tuộc kể lại chuyện gì?
→ Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện: cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ. Kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển.
+ Sự việc và con người được nói tới trong các văn bản ấy có thực không?
→ Con người người và sự việc được nhắc tới có chi tiết thật, có chi tiết tưởng tượng.
+ Nội dung nào có thực và nội dung nào không có thực?
→ Nội dung có thực: những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại.
→ Nội dung không có thực: những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị, con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét…
+ Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến?
→ Điểm cần trao đổi ở đây là: những con người trên con tàu No-ti-lớt đó có thật hay không? Theo bản thân em những con người trên chuyến tàu đó không có thật, chỉ do tác giả tượng tượng ra. Những những hiểm nguy nơi biển cả là có thật.
-Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở đầu
|
Nêu vấn đề cần thảo luận: “Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc hoặc chất làm gỉ có thực hay không?” |
Nội dung chính
|
+ Nếu tóm tắt nội dung câu chuyện Bạch tuộc (ngắn dài, tuỳ thời gian). + Nêu các điểm gây tranh cãi. Ví dụ: Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực. + Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực. + Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi. Ví dụ: Sự việc và con người được nói tới trong văn bản Bạch tuộc là do nhà văn tưởng tượng (không có thực) nhưng liên quan đến chuyện có thực về những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại,... Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực. |
Kết thúc
|
Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận. |
c) Nói và nghe
- Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận.
- Các cá nhân dựa vào dàn ý đã làm, nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp,...
- Trao đổi, tranh luận các ý kiến còn khác biệt, chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong thảo luận, trao đổi.
- Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận, các điểm thống nhất và điểm còn khác biệt.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Người nói |
Người nghe |
- Xem xét nội dung ý kiến đã đủ ý chưa: + Tán thành điểm nào và không tán thành điểm nào? + Lí lẽ tán thành và không tán thành là gì? + Có nêu được các bằng chứng cụ thể không? - Rút kinh nghiệm về cách phát biểu (Diễn đạt có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ,... đã phù hợp chưa?). |
- Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói (Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về vấn đề đã trao đổi: sự việc trong truyện khoa học viễn tưởng có thực hay không). - Tập trung chủ ý theo dõi người nói. - Nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ; mạnh dạn trao đổi lại với ý kiến mình thấy chưa đúng.
|
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn ý
- Mở bài: Nêu vấn đề cần thảo luận: “Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc hoặc chất làm gỉ có thực hay không?”
- Thân bài:
+ Nếu tóm tắt nội dung câu chuyện Bạch tuộc (ngắn dài, tuỳ thời gian).
+ Nêu các điểm gây tranh cãi.
Ví dụ: Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực.
+ Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực.
+ Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi.
Ví dụ: Sự việc và con người được nói tới trong văn bản Bạch tuộc là do nhà văn tưởng tượng (không có thực) nhưng liên quan đến chuyện có thực về những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại,... Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.
- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận.
Mẫu 1
Như các bạn đã biết, truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm mà ở đó tác giả tưởng tượng hư cấu dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ. Văn bản Bạch tuộc nằm trong tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ là một trong những văn bản tiêu biểu cho thể loại này. Tuy nhiên khi đọc văn bản này vẫn còn điểm gây tranh cãi là sự việc và con người trong văn bản có thật hay không?
Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện là cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ của đại dương với các cảnh như tay bạch tuộc quấn chặt lấy tên thủy thủ, cảnh Nê- mô liên tiếp xông tới chặt đứt vòi bạch tuộc để giải cứu cho đồng đội của mình nhưng đã bị chúng tấn công bằng loại “mực” đen. Và kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển.
Đứng trước các sự việc diễn ra trong văn bản, có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực. Bản thân em cho rằng những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị như: con vật khổng lồ mắt màu xanh, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật bởi trên thực tế con bạch tuộc rất nhỏ, những con tàu ngầm hiện đại cũng không lặn sâu như vậy. Còn những chi tiết sự hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại là có thật. Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.
Trên đây là bài trình bày của em về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản Bạch tuộc đang được thảo luận. Trong bài em cũng đưa ra và giải thích về những điều có thật và không có thật đó.
“Hai vạn dặm dưới đáy biển” là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại nổi tiếng của tác giả Jules Gabriel Verne. Đến với cuốn tiểu thuyết này người đọc sẽ phải sửng sốt trước những kì quan dưới đáy biển mà tác giả miêu tả qua ô cửa phòng khách của thuyền trưởng Nê-mô trên chiếc tàu ngầm Nau-ti-lux. Cuốn sách không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc. Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) là không có thực, một số người lại cho là có thực, tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.
Văn bản Bạch tuộc kể vè cuộc chiến giữa các thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc không có thật, một số người cho là có thực. Sự việc có thực đó là đoàn thủy thủ gặp những con bạch tuộc ở biển khơi. Không có thực là những chi tiết nhà văn đã tưởng tượng ra trận chiến ác liệt giữa đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật
Sự việc và con người trong văn bản là do nhà văn tưởng tượng ra nhưng liên quan đến chuyện thực về những nguy hiểm trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại. Ngày nay mơ ước chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở tthành hiện thực.
Như vậy sự việc và con người được nói đến trong văn bản Bạch tuộc vừa có thực lại vừa do nhà văn tưởng tượng ra. Điều này làm nên những nét vô cùng đặc biệt trong văn bản “Bạch tuộc” nói riêng và cả tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” nói chung.
“Hai vạn dặm dưới đáy biển” – một cuốn truyện không thể bỏ qua với những ai yêu thích thám hiểm. Đó là chuyến hành trình đầy thú vị kèm theo những bí ẩn của giáo sư Pierre Aronnax cùng hai thuyền trưởng Nê-mô và con tàu Nautilus đầy bí ẩn. Hành trình đầy những khó khăn nhưng lướt qua những vùng đất đẹp nhất dưới biển sâu. Cuộc phiêu lưu trong tiểu thuyết giả tưởng 20.000 Leagues Under the Sea, được viết bởi Jules Verne, xuất bản năm 1870 thu hút đến khó tin và nó vẫn là kiệt tác cho đến tận 200 năm sau.
Tác phẩm giúp kích thích trí tò mò, một điều không thể thiếu trong những câu chuyện hay tiểu thuyết phiêu lưu và tác giả đã làm rất tốt điều đó trong tác phẩm này. Đây được coi là sự thời đại đã tạo ra rất nhiều cảm hứng cho những nhà khoa học, những người trong ngành hàng hải, để có thể chế tạo ra được những chiếc tàu ngầm và thiết bị đi biển hiện đại như hiện nay. Trong đoạn trích “Bạch tuộc, khi đọc văn bản này vẫn còn điểm gây tranh cãi, có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) là không có thực, một số người lại cho là có thực, tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.
Sự việc và con người được nói tới trong văn bản Bạch tuộc là do nhà văn tưởng tượng (không có thực). Cụ thể, những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm vô cùng khác lạ, kích thước lớn như: con vật khổng lồ mắt màu xanh, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Hay con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… Đây đều là những hình ảnh, chi tiết khó lòng có thực, hầu hết có thể nhận ra rõ là những tưởng tượng của tác giả nhằm làm nổi bật những nét kì bí của biển cả.
Tuy nhiên, những chi tiết không có thật ấy dường như có một mối quan hệ đặc biệt, liên quan đến và dựa trên những chuyện có thực về những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại… Thuyền trưởng Nemo là một người dũng cảm và vị tha. Không phải ai cũng dám lặn xuống tận đáy đại dương trên một con tàu lớn và đặt tính mạng của mình vào trạng thái nguy hiểm như vậy. Khi chiến đấu với con bạch tuộc khổng lồ, Nemo cũng không nề hà khó khăn nguy cấp, lăn xả chiến đấu cùng đồng đội và giành được chiến thắng. Cuối trận chiến, khi một người đồng đội chẳng may hi sinh, thuyền trưởng đã tỏ ra vô cùng buồn bã và quyết tâm làm gì đó để bù đắp cho người đó.
Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực, thể hiện tầm nhìn của tác giả dù tác phẩm đã được sáng tác từ lâu. Những chi tiết, sự việc và con người được nói đến trong văn bản “Bạch tuộc” vừa có thực lại vừa do nhà văn tưởng tượng ra, đem lại một văn bản vừa thú vị, độc đáo nhưng vẫn dựa trên những nét chân thực, gần gũi.
Trước hết, văn bản "Chất làm gỉ" kể lại cuộc hội thoại giữa viên đại tá với anh trung sĩ trẻ. Anh trung sĩ bày tỏ nguyện vọng về cuộc sống không có chiến tranh. Đại tá cho rằng ý kiến của anh là một mộng tưởng ngớ ngẩn, hão huyền. Sau khi anh rời khỏi, những cỗ máy và vũ khí chiến tranh dần tan biến. Biết được sự việc xảy ra, viên đại tá gào to qua điện thoại ép buộc lính gác phải trói được anh trung sĩ bằng mọi cách trong lúc ông đến đó.
Các bạn có thể thấy đấy, câu chuyện về một loại chất làm gỉ khiến cho những khẩu súng, những chiếc máy bay, xe tăng là sự việc không có thực. Những chi tiết ấy được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng của nhà văn về một loại chất có khả năng phá hủy vũ khí và cỗ máy chiến tranh. Nhưng câu chuyện viễn tưởng này lại xuất phát từ những điều có thật trong cuộc sống. Đó là ước mơ và khát vọng của con người về cuộc sống hòa bình. Dù truyện ngắn đã sáng tác khá lâu trước khi con người đạt được thành tựu khoa học rực rỡ như bây giờ nhưng nó vẫn có sức sống đến tận hôm nay. Ở thời điểm hiện tại, hợp chất có tác dụng phá hủy, bào mòn kim loại không còn là điều bất khả thi. Song trong bối cảnh tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang cố gắng củng cố tiềm lực quốc phòng và chạy đua vũ trang như hiện nay thì khát vọng về một thế giới hòa bình vẫn là ước muốn chung của toàn thể nhân loại.
Đoạn trích "Bạch tuộc" kể về cuộc chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ của giáo sư A-rôn-nác, anh giúp việc Công-xây và thợ săn cá voi Nét-len. Kết cục của cuộc chiến là lũ bạch tuộc đều bỏ mạng dưới tay của những thuyền viên trên tàu, còn Nê-mô thì ứa lệ khi chứng kiến người đồng hương của mình bị bạch tuộc nuốt xuống biển.
Như các bạn có thể thấy chuyến phiêu lưu của đoàn thám hiểm và cuộc chiến đấu với con bạch tuộc khổng lồ là câu chuyện không có thực. Bởi nó được sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng của nhà văn. Tuy nhiên, sự vật, sự việc, con người của ông đều bắt nguồn từ những quan sát từ đời sống như loài bạch tuộc, đảo, quần đảo, các loại tảo,... ở đại dương và tiến bộ của khoa học. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh về những hiểm nguy mà con người phải đối mặt nơi biển cả, về lòng dũng cảm và khát vọng chế tạo ra những chiếc tàu ngầm hiện đại có khả năng lặn sâu dưới nước. Ngày nay, ước mơ ấy đã trở thành hiện thực và là tiền đề để con người giải mã những bí ẩn nằm dưới đáy đại dương. Đọc đoạn trích "Bạch tuộc", mình không khỏi cảm thấy choáng ngợp trước sự hùng vĩ của thiên nhiên và khâm phục trước tài năng bậc nhất của tác giả.
“Twenty Thousand Leagues Under the Sea” là một tiểu thuyết giả tưởng đương đại nổi tiếng của Jules Gabriel Verne. Độc giả của cuốn tiểu thuyết này sẽ ngạc nhiên trước những kỳ quan dưới đáy biển mà tác giả miêu tả từ cửa sổ phòng khách của thuyền trưởng Nemo trên tàu ngầm Nautilus. Cuốn sách này dành cho độc giả ở mọi thế hệ, không chỉ trẻ em. Có nhiều ý kiến trái chiều, một số cho rằng những sự kiện và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" không tồn tại, một số khác lại cho rằng có. Văn bản bạch tuộc kể về cuộc chiến giữa một thủy thủ và một con bạch tuộc khổng lồ. Một số người tin rằng các sự kiện và con người được mô tả trong văn bản Octopus không tồn tại, trong khi những người khác tin rằng họ có thực. Sự thật là phi hành đoàn đã gặp một con bạch tuộc ở đại dương. Không đúng khi tuyên bố của tác giả chỉ ra một cuộc chiến khốc liệt giữa thủy thủ đoàn và con mực khổng lồ. Một con mực ống dài khoảng 8 mét, có 8 chiếc râu dài và cong, răng rung sắc nhọn, nặng khoảng 20,25 tấn thịt. Lặn 2, 3.000 mét, con tàu xuất hiện trở lại gần mặt biển 500 mét ... là những chi tiết không có thật, các sự kiện và nhân vật trong văn bản đều được tác giả hư cấu nhưng đề cập đến những câu chuyện có thật về sự nguy hiểm của biển cả, lòng dũng cảm của con người, ước mơ và khát vọng sở hữu một chiếc tàu ngầm hiện đại. Ngày nay ước mơ chế tạo một chiếc tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực. Do đó, các sự kiện và con người được đề cập trong văn bản Taco đều là thực tế và do tác giả tưởng tượng. Chính điều này đã làm cho văn bản “Con bạch tuộc” nói riêng và đoạn văn “Hai vạn dặm dưới đáy biển” trở nên rất đặc biệt.
Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản “Chất làm gì” (Bret-bơ-ry) là không có thực, một số người lại cho là có thực. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem đâu có thực và không qua hai văn bản trên. Trong văn bản “Chất làm gỉ” kể về cuộc trò chuyện của hai người là viên đại tá và anh trung sĩ trẻ nói về mong muốn không muốn chiến tranh muốn một đất nước hòa bình. Nhưng liệu rằng mong muốn của anh có thật hay hão huyền thì đó có thật sau khi anh rời khỏi thì những cỗ máy chiến tranh đã dàn dần tan biến. Tưởng chừng như câu chuyện này là viễn tưởng nhưng đó là câu chuyện có thật trong cuộc sống. Đó là ước mơ và khát vọng của con người về cuộc sống hòa bình. Dù truyện ngắn đã sáng tác khá lâu trước khi con người đạt được thành tựu khoa học rực rỡ như bây giờ nhưng nó vẫn có sức sống đến tận hôm nay.
Liệu rằng câu chuyện ở trong đoạn trích "Bạch tuộc" kể về cuộc chiến giữa Kongsai và một con bạch tuộc khổng lồ của giáo sư Arlonak, một người hầu của cá voi Netren có thật hay trong trí tưởng tượng như nhiều người nói. Kết cục của cuộc chiến là cái chết của toàn bộ con mực dưới bàn tay của thủy thủ đoàn tàu, và Nemo đã bật khóc khi chứng kiến đồng bào của mình bị con mực nuốt chửng. Như bạn có thể thấy, cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm và trận chiến với con bạch tuộc khổng lồ là một câu chuyện có thật. Điều này là do nó được tạo ra bởi trí tưởng tượng của tác giả. Nhưng các vật thể, sự kiện và con người đều bắt nguồn từ những quan sát từ cuộc sống như mực, đảo, quần đảo, tảo ... Những tiến bộ về biển và khoa học. Hơn nữa, nó còn phản ánh những nguy hiểm mà con người phải đối mặt trên biển, lòng dũng cảm và mong muốn chế tạo những chiếc tàu ngầm hiện đại có thể lặn sâu. Ngày nay, ước mơ đó đã trở thành hiện thực và trở thành tiền đề để con người vén màn những bí ẩn dưới đáy biển khiến tôi không khỏi thán phục.
Văn bản "Chất làm gỉ" kể về cuộc đối thoại giữa một đại tá và một hạ sĩ quan trẻ. Trung sĩ bày tỏ mong muốn về một cuộc sống không có chiến tranh. Sau khi anh rời đi, những cỗ máy chiến tranh và vũ khí cũng dần biến mất. Khi biết chuyện đã xảy ra, Đại tá hét lên qua điện thoại và buộc lính canh phải dùng mọi cách để khống chế anh ta trong khi trung sĩ ở đó. Như bạn thấy, câu chuyện gỉ sét làm súng, máy bay và xe tăng là không có thật. Những chi tiết này dựa trên suy nghĩ của tác giả về những chất có thể phá hủy vũ khí và máy móc chiến tranh. Tuy nhiên, câu chuyện giả tưởng này dựa trên các sự kiện có thật. Họ là ước mơ và khát vọng của nhân dân về một cuộc sống hòa bình. Truyện ngắn này được viết rất lâu trước khi con người đạt được những bước đột phá khoa học vinh quang mà chúng ta có ngày nay, nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ngày nay không thể loại trừ các hợp chất có tác dụng phá hủy và ăn mòn kim loại. Trong bối cảnh ngày nay, khi các quốc gia trên thế giới đang tăng cường khả năng quốc phòng của mình và tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang, việc theo đuổi một thế giới hòa bình vẫn là mong muốn chung của tất cả nhân loại.
Qua hai tác phẩm “Bạch tuộc” và “Chất làm gỉ” đều mang tới cho ta những câu chuyện thực hư khác nhau nhưng vẫn nhấn mạnh đến mong muốn khát khao về sự hòa bình và thực trạng kì quan của biển cả đang bị hư hoại rất nhiều từ con người săn bắt, khai thác số lượng lớn. Vậy chúng ta cùng nhau ngắm nhìn lại tác phẩm và xem liệu rằng tác phẩm mang tới câu chuyện có thật hay câu chuyện không có thực.
Tác phẩm “Bạch tuộc” hình ảnh bạch tuộc trong cuộc chiến với vác thủy thủ với những con bạch tuộc khủng lồ đây là chi tiết không có thực được tác giả tưởng tượng ra trận chiến ác liệt nhưng đây cũng là sự cân nhắc, phẫn nộ của biển cả với sự khai thác của con người. Ta thấy được sự việc và con người trong văn bản là do nhà văn tưởng tượng ra những liên quan đến chuyện thực về những nguy hiểm trong lòng biển cả và ca ngợi sự dũng cảm của con người.
Còn tác phẩm "Chất làm gỉ" kể lại cuộc hội thoại giữa viên đại tá với anh trung sĩ trẻ. Anh trung sĩ bày tỏ nguyện vọng về cuộc sống không có chiến tranh. Đại tá cho rằng ý kiến của anh là một mộng tưởng ngớ ngẩn, hão huyền. Sau khi anh rời khỏi, những cỗ máy và vũ khí chiến tranh dần tan biến. Biết được sự việc xảy ra, viên đại tá gào to qua điện thoại ép buộc lính gác phải trói được anh trung sĩ bằng mọi cách trong lúc ông đến đó. Câu chuyện về một loại chất làm gỉ khiến cho những khẩu súng, những chiếc máy bay, xe tăng là sự việc không có thực. Những chi tiết ấy được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng của nhà văn về một loại chất có khả năng phá hủy vũ khí và cỗ máy chiến tranh. Nhưng câu chuyện viễn tưởng này lại xuất phát từ những điều có thật trong cuộc sống. Đó là ước mơ và khát vọng của con người về cuộc sống hòa bình.
Cả hai câu chuyện đều có sự thật và không thật được tác giả tưởng tượng tăng thêm kịch tính và ý nghĩa sự việc xảy ra gửi tới người đọc. Đó là những khao khát, ước mơ của cả hai người.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!