Bài tập Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề có đáp án

599 lượt thi câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Thảo luận về vấn đề: Sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gỉ” có thực hay không?

a) Chuẩn bị

-Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Bạch tuộc hoặc chất làm gỉ.

- Dự đoán các điểm có thể gây tranh cãi..

- Tìm hiểu các thông tin về truyện khoa học viễn tưởng

- Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý (chọn văn bản Bạch tuộc)

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Văn bản Bạch tuộc kể lại chuyện gì?

→ Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện: cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ. Kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển.

+ Sự việc và con người được nói tới trong các văn bản ấy có thực không?

→ Con người người và sự việc được nhắc tới có chi tiết thật, có chi tiết tưởng tượng.

+ Nội dung nào có thực và nội dung nào không có thực?

→ Nội dung có thực: những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại.

→ Nội dung không có thực: những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị, con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét…

+ Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến?

→ Điểm cần trao đổi ở đây là: những con người trên con tàu No-ti-lớt đó có thật hay không? Theo bản thân em những con người trên chuyến tàu đó không có thật, chỉ do tác giả tượng tượng ra. Những những hiểm nguy nơi biển cả là có thật.

-Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

 

Nêu vấn đề cần thảo luận: “Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc hoặc chất làm gỉ có thực hay không?”

Nội dung chính

 

+ Nếu tóm tắt nội dung câu chuyện Bạch tuộc (ngắn dài, tuỳ thời gian).

+ Nêu các điểm gây tranh cãi.

Ví dụ: Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực.

+ Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực. + Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi.

Ví dụ: Sự việc và con người được nói tới trong văn bản Bạch tuộc là do nhà văn tưởng tượng (không có thực) nhưng liên quan đến chuyện có thực về những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại,... Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.

Kết thúc

 

Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận.

c) Nói và nghe

- Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận.

- Các cá nhân dựa vào dàn ý đã làm, nêu ý kiến của mình trước nhóm hoặc lớp,...

- Trao đổi, tranh luận các ý kiến còn khác biệt, chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong thảo luận, trao đổi.

- Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận, các điểm thống nhất và điểm còn khác biệt.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

- Xem xét nội dung ý kiến đã đủ ý chưa:

+ Tán thành điểm nào và không tán thành điểm nào?

+ Lí lẽ tán thành và không tán thành là gì?

+ Có nêu được các bằng chứng cụ thể không?

- Rút kinh nghiệm về cách phát biểu (Diễn đạt có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ,... đã phù hợp chưa?).

- Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin từ người nói (Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng về vấn đề đã trao đổi: sự việc trong truyện khoa học viễn tưởng có thực hay không).

- Tập trung chủ ý theo dõi người nói.

- Nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ; mạnh dạn trao đổi lại với ý kiến mình thấy chưa đúng.

 


4.6

120 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%