Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cảnh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm).
a) Chuẩn bị (với bài Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm)
-Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Mẹ và qủa
- Xác định những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
=> Hình ảnh mẹ và quả xuyên suốt bài thơ để thể hiện công lao dưỡng dục sinh thành của mẹ, đồng thời tác giả thể hiện tình yêu thương, trân trọng người mẹ của mình.
=> Nghệ thuật đặc sắc:
+ Từ ngữ, hình ảnh: giản dị, gần gũi thân thuộc, đó là hình ảnh mặt trời, cây bầu cây bí, hình ảnh mẹ với những giọt mồ hôi…
+ Vần, nhịp thơ linh hoạt: 3/4, 4/3, 4/4…
+ Biện pháp tu từ: ẩn dụ (quả non xanh để chỉ người con chưa làm được việc có ích cho đời), hoán dụ (tay mẹ mỏi để chỉ người mẹ già yếu), so sánh (bí bầu- giọt mồ hôi), đối lập (lặn- mọc; tay mẹ mỏi- quả non xanh)
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bài thơ Mẹ và quả viết về vấn đề gì?
-> Bài thơ Mẹ và quả viết về vấn đề
+ Em thích câu, khổ, đoạn nào hay cả bài thơ?
-> Em thích câu còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
+ Yếu tố nào (nội dung, nghệ thuật) trong bài thơ mang lại cho em cảm xúc?
-> Yếu tố mang lại cảm xúc cho em là hình ảnh thơ và nội dung bài thơ.
+ Yếu tố đó đã mang lại cho em những cảm xúc gì? Vì sao?
-> Cảm xúc: hiểu được sự hi sinh vất vả của người mẹ cũng như tấm lòng thơm thảo hiếu nghĩa của người con, qua đó em thương cha mẹ mình hơn, trân quý những tình cảm, hành động dù là nhỏ nhất mà cha mẹ dành cho mình.
- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra câu, khổ, đoạn thơ hay yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
Thân đoạn
- Nêu cụ thể cảm xúc của em về bài thơ hoặc một khổ thơ, hình ảnh hay yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc đã xác định ở mở đoạn.
Ví dụ, nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”: Hai dòng thơ cuối gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa; kết hợp với biện pháp ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh" chỉ sự chưa trưởng thành, còn non dại, vụng về của chính mình (người con); hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ trước tuổi già của mẹ: mẹ già rồi mà mình vẫn dại dột, non xanh,...
Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Ví dụ: Hai câu thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói hộ được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ vô cùng.
c) Viết
Viết đoạn văn theo dàn ý đã lập. Khi viết, cần sử dụng được các từ ngữ ghi lại cảm xúc của em một cách trung thực, tránh các câu chữ sáo rỗng.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo việc kiểm tra, chỉnh sửa các lỗi về viết đã nêu ở Bài 6, mục d (trang 15).