Câu hỏi:

12/07/2024 8,600

Sau khi học bài thơ "Những cánh buồm" (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng:Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng 1 bài văn. (10 mẫu)

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn lý Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Tham khảo 1:

Trong những tiết học trước chúng ta đã cúng nhau tìm hiểu văn bản Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Trong văn bản xuất hiện hình ảnh cánh buồm, và có ý kiến trái chiều về hình ảnh này: ý kiến thứ nhất hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Vậy theo các bạn ý kiến nào đúng? Các bạn hãy lắng nghe ý kiến của mình và cùng trao đổi nhé!

Trước hết chúng ta nhận thấy cả hai ý kiến nêu ra đều nói về hình ảnh “cánh buồm”. Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Tuy nhiên ở hai ý kiến có sự khác nhau: ý kiến đầu cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến thứ hai hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Nếu chúng ta đọc hai khổ thơ cuối riêng rẽ nhau thì ý kiến nào cũng đúng. Nhưng chúng ta đặt trong chỉnh thể bài thơ thì hai ý kiến này có ý đúng nhưng chưa thật đầy đủ và chuẩn xác.

Theo em, khi nhận xét về hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần xem xét tới ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Chúng ta cần khẳng định với nhau rằng cánh buồm ở đây là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Như vậy, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Tham khảo 2:

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thấm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bảo trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió chứ không phải trong các con thuyền đồ sộ.. Đây là một bài thơ hay đặc sắc về tình cha con. Tuy nhiên, có ý kiến trái chiều về hình ảnh này, có người cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Ý kiến khác lại cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Em đồng tình với ý kiến thứ nhất cho rang hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con.

Nguyên nhân đầu tiên, ta nhận thấy điểm chung của hai ý kiến đều nói về hình ảnh “cánh buồm”. Cánh buồm trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa, giống như dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên.

Nếu chỉ đọc hai khổ thơ cuối, nhiều người có thể cho rằng ý kiến nào cũng có phần đúng. Tuy nhiên, khi đọc cả bài thơ, em cảm thấy hai ý kiến chưa thật sự hoàn toàn đúng.

Đối với hình ảnh cánh buồm, chúng ta cần phân tích ngữ cảnh cũng như xem xét trong chỉnh thể bài thơ. Trước tiên, cánh buồm ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Do đó, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Tham khảo 3:

Thơ đích thực nói lên thật xúc động niềm vui, nỗi đau của con người. Thơ hay diễn tả được ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của đồng loại. Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay. Cánh buồm là một biểu tượng. Bài thơ vừa ca ngợi tình cha - con, vừa nói lên ước mơ và hạnh phúc của thiếu nhi, người chủ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, khi đọc bài thơ, nhiều người cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Số còn lại cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến nào mới thật sự chính xác? Chúng ta cùng tìm câu trả lời bên trong bài thơ:

Cánh buồm dựa vào sức gió để vươn ra ngoài khơi xa, giúp con người khám phá và chinh phục thiên nhiên. Cả hai ý kiến đều nói về cánh buồm, một hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Những nơi đó cha chưa hề đi đến

Hình ảnh “cánh buồm” trong đoạn thơ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng và sức mạnh của thời đại mà Đảng và Bác Hồ sẽ nâng cánh ước mơ cho thế hệ trẻ Việt Nam đi tới mọi chân trời. Hoàng Trung Thông đã sử dụng hình thức đối thoại tâm tình để nói lên mơ ước tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Các điệp từ: “sẽ có... có... có”, và từ “vẫn là” đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào ước mơ sẽ trở thành hiện thực.

“Cánh buồm xa”, “buồm trắng” ở đoạn cuối tượng trưng cho khát vọng lên đường của con, của thế hệ trẻ để hiến dâng và phục vụ, để lao động và sáng tạo xây dựng Tổ quốc phồn vinh:

“Con lại trỏ cánh buồm xa, nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...”

Cánh buồm xuất hiện trong văn bản gắn với cả người con và người cha, đều thể hiện khát vọng của con người vươn cao, vươn xa. Bản chất cánh buồm là dựa vào sức gió để vươn xa, qua đó thể hiện khát vọng vươn xa của con người. Ở khổ thơ thứ tư, cánh buồm xuất hiện trong ước muốn của người con “cha mượn cho con buồm trắng/ để đi…” thể hiện mong muốn, khao khát chinh phục khám phá thiên nhiên của người con. Còn ở khổ thơ cuối, qua lời giãi bày của người cha “cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, chúng ta cũng thấy được ước muốn, khao khát chinh phục thiên nhiên của người cha chưa thực hiện được.

Tóm lại, khi đặt hình ảnh cánh buồm trong chỉnh thể bài thơ cùng với ngữ cảnh em xin đưa ra ý kiến của mình: hình ảnh cánh buồm vừa thể hiện khát vọng vươn xa của người con vừa thể hiện được những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Tham khảo 4:

Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là hình ảnh mang tính biểu tượng để lại nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Có hai ý kiến khác nhau khi đi lý giải về hình ảnh này. Có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có ý kiến khác: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất có lý khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những lời nói, hành động của cậu bé trong bài:

“Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…”

Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng” để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm ở đây chính là phương tiện, là cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con nhỏ.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không có căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước mơ xưa cũ của người cha. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua hai câu thơ:

“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”

Lời nói gián tiếp và câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng câu nói vừa rồi là của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước mơ của con nhỏ.

Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng và có thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Nguyễn Trung Thông.

Tham khảo 5:

Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là hình ảnh mang tính biểu tượng để lại nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Có hai ý kiến khác nhau khi đi lý giải về hình ảnh này. Có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có ý kiến khác: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất có lý khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những lời nói, hành động của cậu bé trong bài:

“Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…”

Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng” để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm ở đây chính là phương tiện, là cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con nhỏ.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không có căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước mơ xưa cũ của người cha. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua hai câu thơ:

“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”

Lời nói gián tiếp và câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng câu nói vừa rồi là của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước mơ của con nhỏ.

Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng và có thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Nguyễn Trung Thông.

Tham khảo 6:

Xuyên suốt toàn bài thơ, cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ, bao gồm cả thế hệ cha và thế hệ con. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. Ngoài ra, cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công.

thế giới rộng lớn ngoài kia có muôn vàn điều thú vị. Đó cũng là nơi người cha chưa từng đi đến. Và rồi cậu bé lại chỉ cánh buồm bảo:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”

Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để khám phá của con. Khi l ắng nghe lời đề nghị của con, cha dường như bắt gặp tiếng lòng của chính mình. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha:

“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”

Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tham khảo 7:

Cứ theo như lời của cha, thì cánh buồm sẽ là phương tiện để con người có thể đi đến những nơi cha chưa hề đến. Người cha đã tự thừa nhận cái giới hạn của mình. Và thật bất ngờ khi: “Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ/ Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…”.

Vậy là với người cha, những hiểu biết về chân trời xa chỉ dừng lại trong nhận thức. Nhưng với người con, sự nhận thức giờ đây đã hóa thành ước mơ hoài bão lớn. Và Cánh buồm trắng sẽ giúp con thực hiện những điều cha chưa làm được. Đi không còn chỉ hành động cụ thể trong suy nghĩ ngây thơ của đứa trẻ nữa mà đi còn là “ý nghĩa cuộc đời, là sứ mệnh của đời trẻ” (Vũ Nho). Khoảng cách giữa cha và con là khoảng cách của hai thế hệ, nhưng qua lời của con, người cha chợt nhận ra có một sự kết nối đặc biệt:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa lắm

Lần đầu tiên trước biển khơi thăm thẳm

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

Có thể trước đây, khi còn nhỏ như con, cha cũng từng khát khao đi như thế. Con và cha của quá khứ và hiện tại cùng chung một ước vọng, một ý nguyện. Bờ là bến đỗ của cha nhưng cũng là điểm xuất phát của con. Chân trời là khao khát của cha nay lại ươm mầm lớn dậy trong con. Cha đã trao lại cho con ngọn lửa của đam mê và khát vọng, để thế hệ trẻ hôm nay bước tiếp con đường của cha anh thuở trước! Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài ca đẹp về ước mơ vươn tới của con người…

Thơ đích thực nói lên thật xúc động niềm vui, nỗi đau của con người. Thơ hay diễn tả được ước mơ, khát vọng về hạnh phúc của đồng loại. Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông là một bài thơ hay.

Tham khảo 8:

Cánh buồm là một biểu tượng. Bài thơ vừa ca ngợi tình cha - con, vừa nói lên ước mơ và hạnh phúc của thiếu nhi, người chủ tương lai của đất nước.

Sau trận mưa đêm rả rích, cảnh bình minh trên biển rất đẹp, ấm áp, tráng lệ, tinh khôi:

“Anh mặt trời rực rỡ biển xanh

(...) Cát càng mịn, biển càng trong”.

Hai cha con dạo chơi trên bãi biển vào “một sớm mai hồng”. Cảnh biển bình minh sau cơn mưa đêm rả rích mang hàm nghĩa đất nước ta trong khung cảnh hòa bình:

“Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.

Một hình ảnh thể hiện tình cha con thân thiết. Hạnh phúc đơn sơ, bình dị mà sâu nặng nghĩa tình. Tình cảm gia đình chan hòa trong tình đất nước. Phải nhiều máu đổ xương rơi mới có cảnh yêu thương ấy.

Con lần đầu tiên đến với biển. Ngạc nhiên và ngỡ ngàng trước cảnh biển rộng mênh mông. Con “chỉ thấy...” và “không thấy...”:

“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Người cha sung sướng “lòng vui phơi phới” khi nghe con bước. Cha âu yếm “mỉm cười xoa đầu con nhỏ”. Hai cuộc đời nối tiếp. Hai thế hệ cha và con. Con sẽ đi tiếp hành trình của cha. Con đường cách mạng của cha anh sẽ được các thế hệ trẻ đi tiếp. Phía trước là chân trời Tổ quốc bao la:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Những nơi đó cha chưa hề đi đến

Tham khảo 9:

Ngoài tình cảm cha - con, bài thơ “Những cánh buồm” đã nói lên thật hay, thật gợi cảm ước mơ và khát Vọng lên đường của tuổi trẻ Việt Nam trong thời đại mới.

Trong bài thơ “Những cánh buồm”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã sống thực sự với những ước mơ và khát vọng sống như “cháy bỏng” trong mỗi thế hệ con người. Bài thơ vừa trầm lắng vừa bay bổng trong nhịp thơ tự do như dàn trải ào ạt những xúc cảm dạt dào của tác giả. Hình ảnh cánh buồm là một phương tiện chắp cánh cho con người bay xa trong chân trời rộng mở bao la như biển cả. Tuy nhiên, ta đừng nên hiểu bài thơ theo một khuôn khổ chật hẹp là Hoàng Trung Thông chỉ ca ngợi những ước mơ khám phá biển khơi thôi, mà bất cứ một hoài bão nào của con người đều đáng trân trọng một khi đó là những mơ ước có ích xây dựng cuộc đời, xã hội ngày một tươi đẹp hơn khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn để xã hội luôn tưng bừng nếp sống vui tươi trong sáng. Tuổi thơ thường khát khao một hoài bão lớn nhưng không nhất thiết là hướng về biển khơi. Có thể đó là những nhà máy, công trường... nhưng tất cả đều vươn xa, rộng lớn như biển cả và ước mơ đó sẽ được nuôi dưỡng, đưa đẩy theo sức căng của từng cánh buồm. Muốn vậy, mỗi con người cần khám phá, hãy cố gắng thực hiện mơ ước của mình như cậu bé trong bài thơ. "Để con đi..." mặc dù cậu bé vẫn còn đang bỡ ngỡ trước bậc thang của ước mơ, hãy còn bước đi trên bãi cát nhưng đã mong muốn được bay theo cánh buồm đến tận khơi xa. Có thể nói, bài thơ không chỉ ấm áp tình cha con mà tác giả còn thể hiện, nói thay những cảm giác đẹp đẽ và tôn vinh ước mơ của mỗi người.

Tham khảo 10:

Hình ảnh “cánh buồm” trong đoạn thơ tượng trưng cho lí tưởng cách mạng và sức mạnh của thời đại mà Đảng và Bác Hồ sẽ nâng cánh ước mơ cho thế hệ trẻ Việt Nam đi tới mọi chân trời. Hoàng Trung Thông đã sử dụng hình thức đối thoại tâm tình để nói lên mơ ước tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam. Các điệp từ: “sẽ có... có... có”, và từ “vẫn là” đã khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào ước mơ sẽ trở thành hiện thực.

“Cánh buồm xa”, “buồm trắng” ở đoạn cuối tượng trưng cho khát vọng lên đường của con, của thế hệ trẻ để hiến dâng và phục vụ, để lao động và sáng tạo xây dựng Tổ quốc phồn vinh:

“Con lại trỏ cánh buồm xa, nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...”

Câu cuối bài thơ: “Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận - Cha gặp lại mình trong ước mơ con” đã thể hiện một cách cảm động niềm hạnh phúc lớn lao của cha anh, những người mở đường sung sướng, tự hào về cháu con, về thế hệ trẻ Việt Nam sẽ biến ước mơ đẹp thành hiện thực. Cha và mẹ, thầy giáo và cô giáo cùng với nhân dân vĩ đại sẽ làm hết mình để nâng cánh ước mơ tuổi thơ.

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ "Mây và sóng" (Ta-go) là ca ngợi tình mẫu tử. bạn khác lại cho rằng: Chủ đề của bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng 1 bài văn.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,596

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store