Câu hỏi:
13/07/2024 2,511Đọc thông tin và quan sát bảng 2.5, bảng 2.6, hình 2.2, hãy:
- Phân tích đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.
- Giải thích vì sao mức độ đô thị hóa có sự khác nhau giữa các khu vực và các nước.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển
- Đô thị hóa diễn ra từ rất sớm và gắn liền với công nghiệp hóa
+ Quá trình CNH của các nước phát triển xuất hiện cùng với sự ra đời của cuộc CM công nghiệp ở Anh vào cuối thế kỉ XVIII.
+ Do gắn liền với công nghiệp hóa, các đô thị thường được quy hoạch, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm
+ Số dân thành thị tăng chủ yếu do gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên.
+ Qua nhiều thế kỉ phát triển đô thị phần lớn đã ổn định, đô thị hóa đã đạt trình độ cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị ở các nước phát triển ngày càng giảm.
- Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước
+ Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao nên có tỉ lệ dân thành thị cao và không giống nhau giữa các khu vực, các nước.
+ Sự chênh lệch tỉ lệ dân thành thị giữa các nước cao hơn sự chênh lệch giữa các khu vực.
- Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển
+ Đặc trưng của quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển là tăng cường hình thành các đô thị cực lớn.
+ Công nghiệp và dịch vụ phát triển thu hút lao động đến làm việc tại các đô thị nhỏ, làm cho các đô thị này dần phát triển thành các đô thị lớn và cực lớn.
+ Theo thời gian, quy mô dân số của các siêu đô thị đã tăng nhanh.
- Đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, lối sống đô thị diễn ra phổ biến
+ Các đô thị ngày càng có vai trò và tầm ảnh hưởng không những trong phạm vi quốc gia mà còn trong phạm vi khu vực và thế giới.
+ Các thành phố lớn đã trở thành thành phố toàn cầu, trung tâm chỉ huy nền kinh tế thế giới.
+ Lối sống đô thị được phổ biến rộng rãi.
* Mức độ đô thị hóa có sự khác nhau giữa các khu vực và các nước: Các nước và khu vực có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mức độ tập trung dân cư, tạo việc làm, phát triển dịch vụ khác nhau nên mức độ đô thị hóa khác nhau.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy so sánh đặc điểm đô thị hóa giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Câu 2:
Cho bảng số liệu sau:
Bảng 2.12. Tổng số dân, số dân thành thị và số dân nông thôn của thế giới giai đoạn 1970 - 2020
(Đơn vị: triệu người)
Năm Số dân |
1970 |
1990 |
2010 |
2020 |
Thế giới |
3700 |
5327 |
6957 |
7795 |
Trong đó: |
||||
Thành thị |
1354 |
2290 |
3595 |
4379 |
Nông thôn |
2346 |
3037 |
3362 |
3416 |
Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu số dân phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1970 - 2020.
Câu 3:
Đọc thông tin và dựa vào hình 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3, bảng 2.4, hãy:
- Cho biết tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa gì.
- Nhận xét tỉ lệ dân thành thị của hai nhóm nước và của một số nước trên thế giới.
- Nhận xét mối quan hệ giữa tỉ lệ dân thành thị với một số tiêu chí chất lượng cuộc sống.
Câu 4:
Hãy tìm hiểu về tỉ lệ dân thành thị ở tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi em sinh sống và học tập.
Câu 5:
Đọc thông tin và quan sát hình 2.3, bảng 2.7, hãy cho biết đô thị hóa ở các nước phát triển sẽ diễn ra theo xu hướng nào. Tại sao?
Câu 6:
Dựa vào hình 2.1, hãy xác định một số siêu đô thị trên thế giới.
về câu hỏi!