Câu hỏi:
13/07/2024 5,557Dựa vào hình 5 và thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết tại sao phải ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Phân biệt các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Cho biết bản thân em có thể làm gì để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Biến đổi khí hậu: Là một vấn đề toàn cầu tác động lên tất cả các quốc gia. Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một tình huống khẩn cấp => Thế giới cần hành động ngay hôm nay để thay đổi tình hình, tránh nguy cơ thảm họa khí hậu của thế kỉ XXI cho các thế hệ tương lai.
* Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu: là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính. Các hoạt động giúp hạn chế phát thải khí nhà kính và giảm nhẹ nguy cơ do biến đổi khí hậu bao gồm:
+ Kiểm kê khí thải nhà kính: thực hiện kiểm kê khí thải nhà kính trong năm lĩnh vực.
+ Bảo vệ tự nhiên: bao gồm các hoạt động khôi phục và tăng cường chức năng của các hệ thống tự nhiên.
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
- Thích ứng với biến đổi khí hậu: bao gồm tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó. Một số giải pháp thích ứng tiêu biểu là:
+ Giải pháp thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ: nhiệt độ gia tăng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người, sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.
+ Giải pháp thích ứng trước sự thay đổi thất thường của lượng mưa: quản lí hiệu quả nguồn tài nguyên nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và tự nhiên,...
+ Giải pháp thích ứng với mực nước biển dâng: các biện pháp bảo vệ (trồng rừng phòng hộ ven biển, xây dựng đê, thuỷ lợi,...), các biện pháp thích nghi.
+ Giải pháp vi mô: mang tính chất địa phương như trồng một loại cây phù hợp, xây dựng các hoạt động tuyên truyền,…
+ Giải pháp vĩ mô: mang tính chất quốc gia như xây dựng hệ thống đê kè biển chống lại tác động của sóng biển và mực nước biển dâng cao,…
+ Giải pháp đối với từng ngành kinh tế: được sử dụng khá phổ biến, ví dụ trong nông nghiệp thay đổi kĩ thuật canh tác, đa dạng hóa giống cây trồng,… Trong lâm nghiệp khuyến khích kết hợp nông - lâm, mở rộng diện tích rừng,...
+ Giải pháp ngắn hạn và dài hạn: nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực sẵn có, đồng thời phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Cho biết thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang thay đổi theo hướng nào và thay đổi như thế nào.
- Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến tự nhiên và kinh tế - xã hội. Cho ví dụ cụ thể ở Việt Nam.
- Cho biết biến đổi khí hậu có thể gây ra những hậu quả gì.
Câu 3:
Em hãy thu thập thông tin về những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Câu 4:
Dựa vào hình 1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày khái niệm của biến đổi khí hậu.
- Nhận xét sự thay đổi của khí hậu Trái Đất từ năm 500 đến năm 2000.
Câu 5:
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy tìm mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính.
Câu 6:
Dựa vào hình 4 và thông tin trong bài, em hãy:
- Trình bày những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
- Nêu khái niệm hiệu ứng nhà kính. Kể tên các chất khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Cho biết những tác động của con người trong việc phát thải khí nhà kính.
15 câu Trắc nghiệm Cánh diều Ôn tập chuyên đề khí quyển có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án (Phần 1)
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 15 có đáp án (Phần 1)
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 11 có đáp án
32 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án (Phần 2)
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án (Phần 1)
về câu hỏi!