Câu hỏi:
13/07/2024 774Dựa vào hình 1, hình 2, bảng 1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển
* Lịch sử đô thị hóa
- Quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
- Đặc điểm của sản xuất công nghiệp góp phần thúc đẩy sự tập trung dân cư, dẫn đến sự hình thành, mở rộng quy mô và gia tăng số lượng các đô thị.
* Tỉ lệ dân thành thị
- Ở các nước phát triển, tỉ lệ dân thành thị cao (tỉ lệ dân thành thị đã là 79,1% - 2020).
- Một số nước có tỉ lệ dân thành thị cao là Hà Lan (92,2%), Nhật Bản (91,7%), Lúc-xem-bua (91,4%), Đan Mạch (88,1%), Niu Di-len (86,6%),…
- Các nước có tỉ lệ dân thành thị cao thường có quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm, trình độ phát triển kinh tế cao.
* Quy mô đô thị
- Ở các nước phát triển, phần lớn các đô thị có quy mô nhỏ và trung bình.
- Số lượng các đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên (gọi là siêu đô thị) ít hơn so với các nước đang phát triển.
* Chức năng đô thị
- Các nước phát triển có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao nên trong nhiều đô thị, chức năng về kinh tế giữ vai trò chủ đạo.
- Các đô thị có quy mô dân số lớn thường gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa,... của quốc gia, khu vực.
* Lối sống đô thị
- Ở các nước phát triển, lối sống thành thị đã lan tỏa mạnh mẽ về các vùng nông thôn.
- Sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn ở các nước phát triển ít hơn so với các nước đang phát triển.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vẽ sơ đồ khái quát sự tác động tích cực và tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển.
Câu 2:
Cho bảng số liệu:
Bảng 9. Dân số thành thị và nông thôn của thế giới, giai đoạn 1950 - 2020
(Đơn vị: triệu người)
Năm Khu vực |
1950 |
1970 |
1990 |
2020 |
Thế giới |
2536,2 |
3700,5 |
5330,9 |
7795,4 |
Thành thị |
750,9 |
1354,2 |
2290,2 |
4378,9 |
Nông thôn |
1785,3 |
2346,3 |
3040,7 |
3416,5 |
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.
b) Rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.
Câu 3:
Hãy lựa chọn một đô thị ở Việt Nam và sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của đô thị đó.
Câu 4:
Dựa vào hình 1, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.
Hình 1. Tỉ lệ dân thành thị và quy mô một số đô thị trên thế giới, năm 202
Câu 5:
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và hoàn thiện thông tin so sánh sự khác nhau giữa đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển và đang phát triển.
Nội dung so sánh |
Các nước phát triển |
Các nước đang phát triển |
Lịch sử đô thị hóa |
|
|
Tỉ lệ dân thành thị |
|
|
Quy mô đô thị |
|
|
Chức năng đô thị |
|
|
Lối sống đô thị |
|
|
Câu 6:
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm đô thị hóa theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Câu 7:
Dựa vào hình 1, bảng 1, bảng 2, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân biệt quy mô đô thị ở các nước phát triển.
- Xác định vị trí các siêu đô thị của các nước phát triển trên bản đồ.
về câu hỏi!