Câu hỏi:
12/07/2024 437Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
a) Em hãy quan sát các hình ảnh bên và gọi tên chức năng của gia đình theo từng ảnh.
b) Ngoài những chức năng này, em còn biết thêm những chức năng nào khác của gia đình? Hãy chia sẻ những gì em biết về các chức năng của gia đình?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Yêu cầu a) Chức năng của gia đình theo từng ảnh
- Ảnh 1: Chức năng duy trì nòi giống
- Ảnh 2: Chức năng giáo dục
- Ảnh 3: Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm
- Ảnh 4: Chức năng kinh tế
Yêu cầu b)
* Ngoài những chức năng này em còn biết thêm chức năng tiêu dùng của gia đình: Trong hoạt động sống, gia đình luôn thực hiện việc tiêu dùng của gia đình để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày về ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí... của các thành viên gia đình. Gia đình không chỉ là một đơn vị sản xuất, mà còn là một đơn vị tiêu dùng. Gia đình trở thành nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tổ chức việc tiêu dùng vật chất và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa sau giờ lao động.
* Chia sẻ hiểu biết về các chức năng của gia đình
- Chức năng duy trì nòi giống
+ Gia đình bắt đầu hình thành khi thực hiện nhu cầu hôn nhân (trong đó có tình dục giữa cha và mẹ - hai nhân vật chính đầu tiên kiến tạo nên gia đình), từ đó thực hiện chức năng sinh con đẻ cái, duy trì nòi giống, tái sản xuất ra con người. Tái sản xuất ra con người theo nghĩa hẹp là sinh con đẻ cái, theo nghĩa rộng bao hàm cả nuôi dưỡng và giáo dục của gia đình.
+ Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng là tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra chính bản thân con người. Sự tồn tại của loài người phụ thuộc vào quá trình tái sản xuất này của gia đình. Việc tái sản xuất ra thế hệ tương lai, một mặt đáp ứng yêu cầu cung cấp lực lượng lao động mới cho xã hội, mặt khác đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của chính gia đình. Con cái trở thành chỗ dựa, nguồn tình cảm của ông bà, cha mẹ và của cả dòng tộc.
- Chức năng giáo dục:
+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng và trường học đầu tiên tác động đến con người về nhiều mặt (thể chất, văn hóa, trí tuệ, xã hội, lao động…).
+ Giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường là những yếu tố quyết định để định hướng sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, giáo dục gia đình lại có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Nội dung giáo dục gia đình bao gồm các yếu tố của văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người như: đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học. Giáo dục gia đình được thực hiện trong suốt quá trình sống của con người với những hình thức và nội dung giáo dục cụ thể, phong phú.
- Chức năng kinh tế
+ Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh.
+ Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.
+ Từ chức năng kinh tế, các quyền sở hữu, thừa kế, tham gia giao dịch,…đã được hình thành, được pháp luật công nhận và bao vệ.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm
+ Là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình cảm yêu thương, gắn bó giữa các thành viên của gia đình.
+ Gia đình vừa là tổ ấm vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành. Gia đình cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những nỗi buồn, rủi ro, sóng gió trong cuộc sống. Gia đình chính là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn. Từ chức năng này các quyền được yêu thương, chăm sóc, phát triển, bình đẳng được hình thành và được pháp luật công nhận và bảo vệ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy cùng thực hiện
Tổ chức cuộc thi “Nhà hùng biện tài ba” về chủ đề “Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình” theo các bước sau:
+ Xây dựng kế hoạch (mục đích cuộc thi; đối tượng dự thi: thời gian, địa điểm tổ chức, cách thức thi, bình chọn, tiêu chí chấm điểm,…).
+ Phát động viết bài dự thi (hình thức, nội dung, quy cách của bài viết: cách thức chấm, bình chọn bài viết).
+ Bình chọn bài viết theo tiêu chí đã xây dựng.
+ Thông báo những bài viết được chọn, các tác giả luyện tập để tham gia hội thi hùng biện.
+ Thực hiện tổ chức hội thi theo kế hoạch tại lớp.
Đánh giá: Viết bài thu hoạch.
Câu 2:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Gia đình chỉ tồn tại quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống.
B. Gia đình hạnh phúc luôn biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
C. Con 15 tuổi sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình.
D. Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc con, giáo dục con, quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con khi con thành niên.
E. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình.
Câu 3:
Em hãy xử lí các tình huống sau
Tình huống a) Anh M đầu tư tiền mở một cửa hàng bán bánh ngọt tại nhà. Mỗi tháng, sau khi trừ đi chi phí anh lãi khoảng 20 triệu đồng. Anh M yêu cầu vợ nghỉ việc để ở nhà phụ giúp mình và chăm sóc các con. Mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng khi vợ và các con anh đề nghị cả gia đình mỗi năm đi du lịch một lần thì anh M gạt đi với lí do nếu đi sẽ phải đóng cửa hàng, ảnh hưởng đến lượng khách mua và nguồn thu nhập.
- Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và việc làm của anh ?
- Nếu là con trong gia đình anh , em sẽ muốn thay đổi điều gì? Vì sao?
Tình huống b) Bố mẹ của G rất quan tâm đến chuyện học hành của các con. Em gái G rất ngoan và chăm học, ngược lại G không muốn học và cho rằng mình bị bắt học quá nhiều, Biệt G thích đá bóng nên bố mẹ thường cho G đi đá bóng vào ngày Và ghi cuối tuần Chủ nhật vừa rồi, bà của G bị ốm, bố mẹ lại đi công tác xa nền yêu cầu anh em G ở nhà chăm sóc bà. G vùng vãng giận dỗi, cậu nghĩ chăm Nóc bà là trách nhiệm của bố mẹ chứ không phải của mình. Nhân lúc bà ngủ, G đã trốn đi đá bóng và giao cho em gái ở nhà trông bà.
- Theo em, suy nghĩ và cách xử sự của G có đúng không? Vì sao?
- Em hãy viết ra các cách có thể làm thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử của G
Câu 4:
Em hãy đọc đoạn hội thoại dưới đây và trả lời câu hỏi
Đoạn hội thoại. Nhóm của Lan được giao nhiệm vụ tổ chức trò chơi về chủ đề gia đình, Lan bàn với Hồng và Hải:
Lan: Mình nghĩ, tổ chức cuộc thi sưu tầm các câu nói hay về gia đình, ý các cậu thế nào?
Hải: Tớ thấy được đấy, mình lấy câu “Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc” làm cầu để dẫn, sau đó các đội thi sẽ tìm các câu nói, câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương đồng với câu đề dẫn.
Hồng: Có thể bổ sung tìm bài hát, câu hát cho không khí sôi nổi được không các cậu?
Hải: Ý kiến hay, vậy mình tìm thêm cả thơ, ca, hò, vè cho phong phú. Đội thắng cuộc là đội tìm được nhiều câu hay và nội dung sát với cầu đề dẫn,
Lan: Thống nhất thế nhé, để tớ làm thành bản kế hoạch chi tiết.
a) Theo em, câu nói “Nhà là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc” thể hiện điều gì?
b) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về gia đình.
Câu 5:
Em hãy giúp bạn
a) Bạn S thắc mắc: Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" liệu có phù hợp với nguyên tắc vợ chống bình đãng trong quan hệ gia đình không?
Em sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này như thế nào?
b) N khoe với bạn T là nhà mình được nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá". Bạn T nói: Gia đình giảu có, nhiều tiền mới đáng hãnh diện.
Nếu em là N, em sẽ nói như thế nào với T?
c) Bạn K hỏi: Trong trường hợp cha mẹ khi về già muốn ăn uống, sinh hoạt riêng nhưng lại mong muốn ở cùng con cháu để lúc khoẻ thì trông nom các cháu, lúc ốm đau thì có con cháu ở bên là đúng hay sai?
Em sẽ giúp A giải đáp câu hỏi này như thế nào?
Câu 6:
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
Câu chuyện. Mỗi khi có ai hỏi về điều mà tôi tự hào nhất cho đến bây giờ thì câu trả lời của tôi luôn là: “Tôi tự hào vì được sinh ra trong gia đình tôi, là cháu của ông bà, là con của bố mẹ tôi, là em của anh tôi”.
Gia đình tôi không giàu, rất bình thường. Bà tôi là giáo viên về hưu, bà tuy hiền nhưng rất nghiêm. Ông tôi là bộ đội về hưu, ông rất tốt bụng và hài hước.
Ông bà tôi sinh được ba người con trai. Bố tôi kể, từ nhỏ cả ba người đều rất gần gũi và hoà thuận, bác cả học giỏi nên bố và chú cứ theo gương bác mà học hành, thành đạt. Đến khi các nàng dâu về, sự gần gũi, hoà thuận ấy cứ thế mà tiếp diễn. Bà tôi nghiêm khắc nhưng thương con dâu, luôn chỉ dạy cách chi tiêu, vun vén kinh tế gia định, tạo điều kiện để các con làm việc, phấn đấu nên chẳng bao giờ có điều tiếng về mẹ chồng nàng dâu.
Mấy anh em chúng tôi là thế hệ thứ ba, chúng tôi gần gũi và thân thiết với nhau từ bé. Cứ cuối tuần là cả gia đình tôi lại tụ họp ở nhà bác cả, ai có gì ngon thì mang
đến liên hoan, người lớn thì hát hò còn bọn trẻ chúng tôi túm tụm vào một góc để đọc truyện, xem ti vi. Cả nhà từ người lớn tuổi đến trẻ em đều rất vui vẻ.
Câu hỏi:
a) Em hãy xác định các mối quan hệ gia đình trong câu chuyện trên. Các thành viên trong gia đình đã thực hiện trách nhiệm của mình trong các mối quan hệ đó như thế nào?
b) Hãy chia sẻ những việc em đã làm để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình em.
Câu 7:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, không phân biệt đối xử giữa các con.
(Trích khoản 3 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
Thông tin 2. Tại Hội nghị toạ đàm khoa học “Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam” do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2017, giới chuyên môn đã đưa ra các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Một số ý kiến cho rằng gia đình hạnh phúc cần được phác hoạ thông qua các yếu tố như ăn ngon, mặc đẹp, có nhà riêng, làm việc mình thích, gia đình hoà thuận, con cháu chăm ngoan, có quan hệ họ hàng tốt,... Có ý kiến đề cập đến gia đình hạnh phúc là đảm bảo thực hiện tốt các chức năng gia đình.
Một số tác giả nhấn mạnh đến các giá trị, chuẩn mực như gia đình hoà thuận, các thành viên có ý thức xây dựng gia đình, con cái vâng lời cha mẹ, bình đẳng gia đình là các yếu tố quan trọng để đánh giá, xác định gia đình hạnh phúc.
Câu hỏi:
a) Theo em, các ý kiến trong những thông tin trên đã đề cập đến những yếu tố nào của gia đình hạnh phúc?
b) Em hiểu như thế nào về gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc?
c) Theo em, để xây dựng gia đình hạnh phúc cần có những điều kiện gì?
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Cánh diều Bài 8 có đáp án
về câu hỏi!