Câu hỏi:
14/06/2022 406Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây. Vì sao?
A. Mặc dù vốn đầu tư thấp nhưng doanh nghiệp nhỏ vẫn có khả năng trang bị những công nghệ mới và tương đối hiện đại.
B, Tổ chức quản lý doanh nghiệp nhỏ thường gọn nhẹ, chặt chẽ nên có thể năng động hơn, nhạy bén hơn đối với những thay đổi của thị trường.
C. Doanh nghiệp nhỏ rất năng động nhưng cũng rất dễ bị tổn thương, phá sản.
D. Doanh nghiệp nhỏ linh hoạt nên sức cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp lớn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Ý kiến A - Em đồng tình với ý kiến trên vì doanh nghiệp nhỏ vẫn có khả năng trang bị những công nghệ mới và tương đối hiện đại dựa vào những chính sách khuyến khích của Nhà nước. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, doanh nghiệp nhỏ ngày càng có nhiều khả năng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào trong hoạt động của mình, nhờ đó đạt được năng suất lao động cao và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt.
- Ý kiến B - Em đồng tình với ý kiến trên vì khi nhu cầu của thị trường thay đổi hay khi gặp khó khăn, nội bộ doanh nghiệp dễ dàng bàn bạc đi đến thống nhất thực hiện điều chỉnh, doanh nghiệp nhỏ dễ dàng thực hiện thay đổi máy móc thiết bị, chuyển hướng sản xuất kinh doanh các mặt hàng để đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu mới của thị trường, vượt qua khó khăn và đạt hiệu quả kinh tế cao trong thời gian ngắn.
- Ý kiến C - Em đồng tình với ý kiến trên vì chính từ đặc điểm cần ít vốn để hoạt động nên doanh nghiệp nhỏ bị hạn chế về khả năng cạnh tranh. Do tiềm lực tài chính thấp nên doanh nghiệp nhỏ thiếu nguồn lực để thực hiện các ý tưởng kinh doanh lớn, các dự án đầu tư lớn và trong thời gian dài. Cũng do nguồn vốn hạn chế nên doanh nghiệp nhỏ thường gặp khó khăn trong việc đầu tư cho nghiên cứu thiết kế cải tiến công nghệ, mua sắm và trang bị những công nghệ hiện đại đòi hỏi nguồn vốn lớn, hạn chế trong việc đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên của mình, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh trên thị trường.
- Ý kiến D - Em không đồng tình với ý kiến trên vì doanh nghiệp nhỏ không có lợi thế về quy mô, đồng thời mỗi doanh nghiệp nhỏ chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị phần của toàn thị trường, hoặc đóng vai trò là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, do đó vị thế cạnh tranh thấp và trong nhiều trường hợp thường bị động và phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của các doanh nghiệp lớn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy liệt kê những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương em. Những chính sách đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ như thế nào?
Câu 2:
Em hãy sưu tầm thông tin về những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ ở nơi em sinh sống và báo cáo kết quả trước lớp.
Câu 3:
Em hãy cùng bạn tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại điện tử và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Câu 4:
Có nhận định cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ gặp phải những thách thức rất lớn.
Em hãy cùng bạn bình luận và làm rõ nhận định trên. Theo em, những thách thức mà doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
Câu 5:
Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
a) Em hãy phân tích những đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ được nhắc đến ở hình 1. Theo em, những đặc điểm này có thể tạo ra những thuận lợi gì cho doanh nghiệp nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh?
b) Em hãy liệt kê những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ được thể hiện ở hình 2. Em biết gì về những chính sách đó? Theo em, những chính sách này có thể tạo ra thuận lợi gì cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ?
Câu 6:
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Do quy mô nhỏ, nên các doanh nghiệp này rất khó tăng năng suất lao động nhờ chuyên môn hoá hay tận dụng lợi thế nhờ quy mô, Mặt khác, vì quy mô nhỏ nên khả năng tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất hầu như không có. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là trong môi trường hội nhập hiện nay.
Bên cạnh đó, có rất ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á, hiện nay mới chỉ có 21% các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Ma-lay-xi-a.
Thông tin 2. Theo số liệu điều tra năm 2019 do Liên doản Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy, có tới 35% doanh nghiệp cho rằng khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải là tiếp cận nguồn vốn. Các doanh nghiệp nhỏ thường phải chịu chi phí vay đắt đỏ hơn so các doanh nghiệp vừa và lớn. Đáng lưu ý là doanh nghiệp sẽ không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp; đồng thời, thủ tục vay vốn phiền hà.
Câu hỏi:
a) Em hãy cho biết, mỗi thông tin đề cập đến khó khăn nào của doanh nghiệp nhỏ. Theo em, những khó khăn này ảnh hưởng gì đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ?
b) Em hãy cùng bạn thảo luận và lấy ví dụ cụ thể về những khó khăn khác mà doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam đang phải đối mặt.
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!